8. Dự kiến cấu trúc khóa luận
3.1.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy chƣơng “Mắt và các
cụ quang học”
*Thuận lợi
- Quang hình học là môn học liên quan đến đƣờng truyền của ánh sáng qua các môi trƣờng trong suốt. Môn học này gắn liền với các hiện tƣợng xảy ra trong thế giới thực đang diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta, điều này sẽ kích thích HS tham gia vào quá trình học tập.
- Các dụng cụ quang học hỗ trợ cho việc giảng dạy của chƣơng hầu hết đƣợc cung cấp đầy đủ nên sẽ tạo thuận lợi cho quá trình dạy học.
- HS đã đƣợc làm quen với các quang cụ: kính lúp, thấu kính, kính hiển vi trong chƣơng trình vật lí lớp 9 ở THCS, do vậy các em đã có sẵn những khái niệm cơ bản nên ở chƣơng trình học lớp 11 sẽ tiếp tục phát triển những kiến thức này đầy đủ và cụ thể hơn.
*Khó khăn
- Nội dung chƣơng trình học đƣợc giảm tải nên các bài học về hệ thấu kính không đƣợc đề cập trong chƣơng trình, đây là một khó khăn lớn cho GV và HS khi học các bài về mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
- Các công thức xây dựng trong SGK đều xét cho các trƣờng hợp đặc biệt nên dễ làm HS nhầm lẫn. Trong khi đó một số bài tập trong SGK vẫn cho các bài tập tổng quát. - Theo cấu trúc nội dung của SGK thì không hấp dẫn cho HS vì các bài học chƣa khái quát cao, HS sẽ cảm thấy khô khan và nặng nề. Thêm vào đó, khả năng tƣởng tƣợng
và kiến thức về hình học của HS không đƣợc tốt thì cũng là trở ngại lớn cho các em khi học.
- Đây là chƣơng cuối của chƣơng trình vật lí lớp 11 nên áp lực về thời gian và thi cử cũng ảnh hƣởng đến thời gian học tập. Theo phân phối chƣơng trình thì với 15 tiết/ 7 bài học là quá ít để có thể hoàn thành chƣơng trình. Do vậy, để dạy kịp theo phân phối chƣơng trình thì HS không có thời gian để luyện tập.