Yêu cầu cần đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong tổ chức dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang (Vật lý 11 - nâng cao) (Trang 45)

8. Dự kiến cấu trúc khóa luận

3.2. Yêu cầu cần đạt đƣợc

3.2.1. Yêu cầu về kiến thức *Lăng kính

- Mô tả đƣợc lăng kính là gì? Nêu đƣợc tác dụng của lăng kính: làm lệch tia sáng truyền qua nó và tác dụng tán sắc.

- Xây dựng các công thức của lăng kính.

*Thấu kính

- Nêu đƣợc thấu kính mỏng là gì? Phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Nêu đƣợc tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính mỏng.

- Xác định các tia đặc biệt truyền qua thấu kính và sử dụng chúng để xác định ảnh của vật qua thấu kính đó.

- Phát biểu đƣợc định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu đƣợc đơn vị đo độ tụ. - Xây dựng công thức xác định vị trí ảnh và số phóng đại ảnh qua thấu kính. - Biết cách xác định ảnh của vật qua hệ thấu kính.

*Mắt và các tật của mắt

- Nêu đƣợc sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. Nêu đƣợc khái niệm góc trông và năng suất phân li.

- Nêu đƣợc đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này.

- Nêu đƣợc sự lƣu ảnh trên màng lƣới và nêu đƣợc ví dụ thực tế ứng dụng của hiện tƣợng này.

*Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn

- Mô tả đƣợc nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

đối với các trƣờng hợp ngắm chừng ở vô cực, ở cực cận và của kính hiển vi, kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

3.2.2. Yêu cầu về kĩ năng

- Thu thập thông tin từ quan sát thực tế, thí nghiệm, sƣu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, khai thác thông tin mạng internet,..

- Xử lí thông tin: phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận tƣơng tự, khái quát hoá,… để rút ra kết luận. Vận dụng đƣợc các công thức về lăng kính để tính đƣợc góc ló, góc lệch và góc lệch cực tiểu.

- Vẽ đƣợc đƣờng truyền của một tia sáng bất kì qua một thấu kính mỏng hội tụ, phân kì và hệ hai thấu kính đồng trục.

- Dựng đƣợc ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính, hệ thấu kính.

- Vận dụng công thức thấu kính và công thức tính số phóng đại để giải các bài tập về thấu kính, hệ thấu kính, mắt và các dụng cụ quang học.

- Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.

- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế kính hiển vi và kính thiên văn đơn giản có thể quan sát tế bào vảy hành và các vật ở xa.

- Kĩ năng hợp tác nhóm, truyền đạt thông tin, thảo luận, báo cáo kết quả.

- Lắp ráp và thực hiện các thí nghiệm vật lí đơn giản. Thiết kế và chế tạo một quang cụ giúp quan sát vật nhỏ hoặc các vật ở xa.

3.2.3. Yêu cầu về thái độ

- Có tinh thần tự giác và hợp tác trong quá trình học tập. Có thái độ nghiêm túc và tôn trọng và học hỏi các thành viên trong nhóm học tập cũng nhƣ trong lớp.

- Có niềm say mê và yêu thích môn vật lí, tác phong làm việc khoa học, ý thức sẵn sàng áp dụng hiểu biết của mình vào các hoạt động thực tiễn.

3.3. Thiết kế các vấn đề của chƣơng và kế hoạch thực hiện giải quyết vấn đề 3.3.1. Các bƣớc cần thực hiện khi thiết kế các vấn đề 3.3.1. Các bƣớc cần thực hiện khi thiết kế các vấn đề

* Xác định mục tiêu

- Mục tiêu cần đạt đƣợc sau khi học xong chƣơng này là phải đƣợc xác định chính xác và cụ thể mục tiêu môn học và theo nhu cầu, nguyện vọng của GV và HS dựa trên mục tiêu đào tạo. Những mục tiêu này bao gồm mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ nhƣ đã đề cập ở mục 3.2. Mục tiêu chính của phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề là dạy

cho học sinh biết cách phân tích và giải quyết vấn đề tuy nhiên để phù hợp với mục tiêu giáo dục và thi cử hiện nay ở Việt Nam thì cần phải đề ra mục tiêu cụ thể về kiến thức mà HS phải lĩnh hội đƣợc sau khi tìm hiểu về vấn đề.

* Xác định nội dung học tập

Dựa trên mục tiêu đã đƣợc xác lập, nội dung SGK, yêu cầu xã hội và lợi ích của học sinh… để xác định nội dung học tập. Nội dung cơ bản bao gồm:

- Kiến thức về lăng kính, đƣờng truyền của tia sáng qua lăng kính, các công thức liên quan.

- Trên cơ sở các kiến thức thu thập về lăng kính, HS sẽ tìm hiểu về thấu kính, giải thích đƣợc tính hội tụ, phân kì của thấu kính mép dày, mép mỏng đặt trong các môi trƣờng khác nhau. Xác định ảnh của vật qua thấu kính và hệ các thấu kính, các công thức của thấu kính.

- Tìm hiểu về cấu tạo quang học của mắt, các tật của mắt và các cách khắc phục tƣơng ứng. Tìm hiểu về mục đích của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ hay các vật ở xa. Xây dựng các công thức tính số bội giác cho các loại dụng cụ: kính lúp, kính thiên văn, kính hiển vi.

* Xác định vấn đề

- Các vấn đề đƣa ra phải liên quan đến thực tế các em đang sống, liên quan đến nội dung của chƣơng “Mắt và các dụng cụ quang học”. Vấn đề đó có thể là một sự kiện xảy ra trong lớp, trong trƣờng, trong khu dân cƣ các em đang ở, một vấn đề cảnh báo của xã hội… Qua tìm hiểu tôi thấy lấy việc xin đổi chỗ ngồi của một số thành viên trong lớp với lí do nhìn bảng không rõ làm vấn đề là tƣơng đối hợp lí. Từ những thông tin ban đầu có đƣợc, tôi sẽ phát triển thành vấn đề cho cả lớp cùng tham gia giải quyết.

* Xác định các phương tiện, thiết bị, tài liệu hỗ trợ việc dạy và học

- Căn cứ vào nội dung tìm hiểu, báo cáo của nhóm học sinh trong mỗi buổi báo cáo, thảo luận mà cần chuẩn bị các phƣơng tiện hoặc các thiết bị tƣơng ứng.

- Những phƣơng tiện, thiết bị cần chuẩn bị cho các buổi báo cáo của học sinh: phòng máy chiếu, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm có liên quan, các dụng cụ cần thiết để học sinh biểu diễn các thí nghiệm…

- Sƣu tầm và tìm hiểu những tài liệu cơ bản, các trang web phù hợp với nội dung học tập của chƣơng “Mắt và các dụng cụ quang học” để giới thiệu cho học sinh tham khảo.

3.3.2. Xây dựng vấn đề

Vấn đề: Đầu năm học GVCN thƣờng sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các học sinh là ban cán sự lớp hoặc tổ trƣởng của các tổ thƣờng ngồi ở vị trí cuối lớp hoặc gần các cửa sổ để có thể tiện bao quát lớp học. Tuy nhiên, một thời gian sau, các bạn đó yêu cầu giáo viên đổi chỗ ngồi với lí do là các bạn nhìn bảng không rõ nên ảnh hƣởng đến việc học. GVCN đang băn khoăn về việc xin đổi chỗ ngồi của các bạn. Em có kiến nghị gì để giúp GVCN giải quyết vấn đề này?

3.3.3. Tiến trình hƣớng dẫn học sinh tham gia giải quyết vấn đề * Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm * Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm

- Học sinh có 6 tuần để giải quyết vấn đề. Mỗi tuần học sinh sẽ có 3 tiết lên lớp để thảo luận, trao đổi và nhận sự giúp đỡ từ giáo viên. Ngoài ra, các nhóm có thể sắp xếp các buổi thảo luận riêng của nhóm ngoài giờ lên lớp.

- Học sinh sẽ làm việc theo nhóm. Với số lƣợng học sinh THPT thƣờng chia lớp học ra thành 4 nhóm (khoảng từ 10 đến 12 học sinh/ 1 nhóm). Mỗi nhóm sẽ bầu ra một thành viên làm nhóm trƣởng để điều khiển các buổi thảo luận và thƣ kí để ghi biên bản các buổi thảo luận.

- Từ vấn đề đƣa ra, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận. Các ý kiến thảo luận đƣợc tôn trọng nhƣ nhau và sau đó đem ra phân tích để thống nhất vấn đề cần nghiên cứu. Phân công nghiên cứu cá nhân cho mỗi thành viên trong nhóm và báo cáo kết quả, tham gia thảo luận khi họp nhóm.

- Sau mỗi vấn đề đƣợc làm sáng tỏ sẽ có phần bài tập để đánh giá kiến thức mà học sinh cũng nhƣ nhóm đã tìm hiểu, xây dựng đƣợc. Nhận xét về mặt tích cực và mặt tiêu cực mà mỗi nhóm đạt đƣợc.

* Các bƣớc thực hiện (thực hiện theo tiến trình 7 bƣớc) Bƣớc 1: Giải thích các diễnđạt, câu chữ, khái niệm trong vấnđề

+ Làm sáng tỏ các từ ngữ có liên quan (từ khóa) nhƣ: quan sát bảng, mắt, đổi chỗ… + Mỗi cá nhân có nhiệm vụ tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan.

Bƣớc 2: Xácđịnh vấnđềthảo luận

+ Giáo viên đƣa ra hệ thống câu hỏi định hƣớng cho học sinh.

+ Nhóm trƣởng yêu cầu các thành viên nhận định vấn đề cần giải quyết trong tình huống đã nêu: Tại sao mắt các bạn quan sát bảng không rõ? Sự quan sát này phụ thuộc

các yếu tố nào? …

+ Sau khi mỗi thành viên tìm hiểu vấn đề họ sẽ phát biểu quan điểm của họ, lúc này cả nhóm lắng nghe các ý kiến và nhóm trƣởng điểu khiển buổi thảo luận của nhóm để cả nhóm đi đến quyết định thống nhất vấn đề cần tìm hiểu. Đó là tìm hiểu sự khúc xạ của ánh sáng qua mắt và qua dụng cụ quang học: thấu kính, lăng kính, kính lúp…

+ Thƣ kí có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến và ghi biên bản.

Bƣớc 3: Lập kếhoạch giải quyết vấnđề

Trong bƣớc này các học sinh cần động não, suy nghĩ vấn đề, đƣa ra ý kiến, các giải pháp khả dĩ để thảo luận. Khi đi tìm hiểu vấn đề, HS sẽ phải phân tích các nguyên nhân gây ra việc này, tìm hiểu và phân tích hết các nghi vấn đặt ra và phải biết các loại trừ để rút ra nghi vấn chính xác nhất.

+ Sự phân tích vấn đề và cách giải thích của mỗi cá nhân sẽ đƣợc viết ra giấy và đƣợc tôn trọng nhƣ nhau. Ví dụ từ sự phân tích vấn đề các nhóm sẽ rút ra kết luận vấn đề này liên quan đến quan sát của mắt và cần kiểm chứng nghi vấn này bằng cách tổ chức cho các bạn đi khám mắt tại bệnh viện. Sau khi có kết quả thì lại tiếp tục triển khai hƣớng nghiên cứu từ kết quả.

+ Sau khi có kết quả khám mắt của bác sĩ kết luận mắt các bạn này bị cận thị, viễn thị, các nhóm lại tiếp tục tìm hiểu về mắt, đƣờng truyền của tia sáng qua mắt… Mỗi cá nhân phân tích các ý tƣởng của mình, nhóm sẽ họp lại và các giải pháp khả dĩ sẽ đƣợc đƣa ra bàn luận chi tiết hơn và sự ƣu tiên giải pháp sẽ xuất hiện.

+ Ở giai đoạn này GV có thể hƣớng dẫn và gợi ý cho HS một số bƣớc đi cần thiết để hƣớng HS đến vấn đề cần tìm hiểu.

Bƣớc 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệthống các giải pháp

Sau khi thực hiện bƣớc ba, các thành viên cũng nhƣ nhóm trƣởng sẽ phải nhận ra vấn đề then chốt của buổi thảo luận:

+ Bộ phận nào của mắt sẽ làm thay đổi đƣờng truyền tia sáng? Dụng cụ có đặc điểm nhƣ thế nào có thể hội tụ đƣợc ánh sáng trên võng mạc? (Trong suốt, phẳng, tròn, hay hình cầu?….)

+ Có thể khắc phục các tật cận thị, viễn thị đƣợc không? Khắc phục nhƣ thế nào? Dụng cụ nào sẽ thay thế nếu mắt không có khả năng nhìn gần?...

những gì còn mập mờ, cái gì cần phải đƣợc điều tra để làm sáng tỏ?

+ Sau bƣớc này nhóm sẽ có đƣợc các sự liên kết, xâu chuỗi các vấn đề khả thi nhất.

Bƣớc 5: Xácđịnh các bài tập cá nhân tựhọc

+ Sau khi xác định những nhiệm vụ, những vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ các nhóm sẽ tiếp tục đƣa ra nhiệm vụ nghiên cứu. HS có thể đi tìm hiểu trong SGK, tự tìm hiểu trên mạng để biết về công dụng cũng nhƣ cấu tạo của thấu kính, lăng kính…

+ Trong quá trình tìm hiểu thông tin, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần tìm hiểu. Ví dụ: tìm hiểu về các dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát vật ở xa, các vật có kích thƣớc rất nhỏ… ( đi tìm hiểu kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn).

Bƣớc 6: Thực hành các bài tập cá nhân (Thực hiện việc nghiên cứu của từng thành viên trong nhóm).

+ Các thành viên sẽ đƣợc phân công để tự nghiên cứu.

+ Mỗi nhóm có thể thiết kế các sản phẩm để tăng tính thuyết phục cho những lí lẽ đã đƣa ra bằng cách chế tạo dụng cụ: thấu kính, lăng kính, tạo ra hiện tƣợng tán sắc, … + Trong giai đoạn này mỗi HS sẽ viết một bài báo cáo về quá trình tự nghiên cứu của mình và nộp lại cho GV để làm cơ sở đánh giá sau này.

Bƣớc 7: Nhóm thảo luận và báo cáo kết quảnghiên cứu cá nhân vàđánh giá

+ Sau quá tình tự nghiên cứu, các thành viên sẽ tập hợp để thống nhất quan điểm chung của nhóm. Đƣa ra giải pháp giúp GVCN giải quyết vấn đề. Nhóm cũng có thể làm những sản phẩm thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề đã đƣợc giải quyết thông qua các thí nghiệm…

+ Nhóm trƣởng báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng của nhóm. + GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của nhóm.

+ Sau buổi thảo luận sẽ có bài kiểm tra kiến thức của HS.

3.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá kết quả học tập sau mỗi bài học để kiểm tra kiến thức thu đƣợc của học sinh vẫn là một việc làm đƣợc coi trọng ở nƣớc ta. Việc làm này có thể kiểm tra đƣợc kiến thức của học sinh cũng nhƣ kịp thời trong việc động viên, khích lệ các em và định hƣớng cho giáo viên cần có sự thay đổi nhƣ thế nào trong quá trình dạy học.

- Đối với PBL, tôi đƣa ra một số tiêu chí đánh giá sau đây:

Các tiêu chí Giỏi (97) Khá (75.5) Trung bình (5.54) Yếu (40) 1 Sự đóng góp của các thành viên. Tích cực phát biểu ý kiến và nắm rõ vấn đề. Có hăng hái tham gia phát biểu nhƣng chƣa hiểu rõ vấn đề. Có phát biểu ý kiến nhƣng vẫn còn thụ động vì chƣa hiểu rõ vấn đề. Rất ít khi phát biểu ý kiến và cũng không nắm vững vấn đề. 2 Thái độ đối với vấn đề đƣợc giao. Có sự tích cực cao trong việc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến vấn đề. Có tìm tòi để đƣa ra giải pháp liên quan đến vấn đề. Chƣa thật sự tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm thông tin giải quyết vấn đề.

Không chịu tìm kiếm thông tin liên quan để đƣa ra giải pháp cho vấn đề. 3 Thời gian làm việc nhóm. Đƣợc lên kế hoạch rất cụ thể và các thành viên đều đúng giờ. Có sự phân bố thời gian làm việc cho nhóm. Có sự phân bố thời gian nhƣng đôi khi một số thành viên vẫn chƣa đúng giờ. Chƣa có sự phân bố hợp lí và cụ thể cho các buổi làm việc nhóm, các thành viên thƣờng xuyên chậm trễ. 4 Kế hoạch cho hoạt động Có kế hoạch rõ ràng, công việc phân công hợp lí và tiến hành đúng nhƣ đã phân công. Kế hoạch rõ ràng, công việc đƣợc phân công cụ thể nhƣng đôi khi không Có lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ nhƣng chƣa thật sự hợp lí

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong tổ chức dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang (Vật lý 11 - nâng cao) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)