8. Dự kiến cấu trúc khóa luận
2.5.2. Thẩm định và đánh giá
* Các quan điểm cơ bản về đánh giá
- Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPGD, góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng đào tạo con ngƣời theo mục tiêu giáo dục. Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lƣợng học tập của học sinh. Sự điều chỉnh, bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ còn chƣa hoàn thiện giúp cho chất lƣợng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh.
- Đánh giá kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập. Trong đó cần chú ý: không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
- Tăng cƣờng các phƣơng thức đánh giá: trong giờ, ngoài giờ, chính thức, không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi – thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tƣ liệu, sáng tạo đồ dùng học tập. Chú trọng hƣớng dẫn học sinh phát triển thói quen và khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp đánh giá giữa thầy và trò.
* Quan điểm về đánh giá học sinh khi tham gia tiến trình PBL
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá, sau đây là quan điểm đánh giá của James Busfield và Ton Peijs.
- Những đánh giá về nhóm nghiên cứu điển hình đƣợc dự kiến là một trong số những điều sau đây: Poster, báo cáo, thuyết trình, xây dựng một trang web hoặc một thiết kế
chế tạo thiết bị. Các định dạng cụ thể sẽ đƣợc xác định dựa trên các phác thảo nghiên cứu tình huống ban đầu. Các nghiên cứu hạng ƣu sẽ đƣợc đánh giá.
- Sự thuyết trình của mỗi cá nhân sẽ đƣợc xem xét lại để tạo một hệ số cá nhân cho chính HS đó.
- GV chịu trách nhiệm xác định hệ số cá nhân dựa vào quá trình trình bày, tham gia giải quyết vấn đề của HS. Để làm đƣợc điều này, GV phải kết hợp đánh giá sự trình bày của mỗi HS và sự phản hồi từ những HS của lớp. Sau đó, GV sẽ hoàn thành bảng đánh giá nhóm.
- Trƣờng hợp những HS hạng ƣu đƣợc so sánh với điểm của cả nhóm và hệ số của cá nhân để tạo điểm riêng cho quá trình nghiên cứu. GV phải phân biệt điểm thuyết trình giữa các cá nhân, và nên chú ý rằng không nên thay đổi điểm trung bình mà nhóm đạt đƣợc. Vì vậy, hệ số cá nhân trung bình của nhóm là 1,0. Ví dụ GV muốn cho điểm một thành viên trong nhóm cao hơn một lƣợng nào đó, thì điểm của số thành viên trong nhóm phải giảm xuống một lƣợng tƣơng tự.
- Hệ số cá nhân đƣợc đề nghị là + Không tham gia: 0.0
+ Tham gia ở mức độ trung bình: 0.75 + Khá: 1.0
+ Giỏi 1.1 + Xuất sắc 1.25
Khi mỗi bài báo cáo thuyết trình đƣợc hoàn thành thì điểm cho mỗi cá nhân đƣợc xác định bằng công thức:
( )
- Mỗi cá nhân trong nhóm đƣợc đánh giá khi họ chứng minh đƣợc các thuộc tính sau: + Phân tích vấn đề.
+ Đổi mới các giải pháp có thể. + Đánh giá những gợi ý của nhóm.
+ Chứng minh các kiến thức, lí thuyết mới đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu. + Sử dụng kĩ năng thực hành khi nghiên cứu.
ngƣời ghi chép, các thành viên xem họ thực hiện nhiệm vụ nhƣ thế nào.
- Đánh giá bài báo cáo: Mỗi nhóm phải thƣờng xuyên viết báo cáo cho quá trình nghiên cứu, học tập của nhóm. Bài báo cáo phải có: cấu trúc, các bảng biểu, chi tiết của các thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu, các ghi chú, biên bản thảo luận nhóm. - Thuyết trình: Học sinh có thể đƣợc yêu cầu thuyết trình theo nhóm tất cả các kết quả mà họ tìm đƣợc. Thông thƣờng chỉ có khoảng 1 đến 3 thành viên trong nhóm là thực sự thuyết trình nhƣng trong năm học, mỗi học sinh sẽ trình bày kết quả đó ít nhất một lần. Mỗi trình bày giới hạn trong khoảng 10 phút và 5 phút cho mỗi câu hỏi, các câu hỏi đặt ra cần đƣợc phản hồi ngay.
- Áp phích (poster): những áp phích này cần rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn và sử dụng đúng mục đích.
- Tài liệu tham khảo: Học sinh phải báo các trang web, các tài liệu mà họ tham khảo. Thiết kế thí nghiệm: Đôi khi học sinh trong nhóm yêu cầu phải thực hiện một số thí nghiệm cho những nghiên cứu. Những thí nghiệm này phải đƣợc nộp vào cuối mỗi tiến trình để đánh giá.
Trên đây là tiêu chí đánh giá việc dạy và học trong tiến trình PBL theo quan điểm của một số nhà giáo dục. Mỗi qua điểm đƣa ra đều có ƣu và khuyết điểm riêng bởi vì quan điểm đó còn tùy thuộc vào điều kiện giáo dục ở mỗi quốc gia. Cũng chính vì lí do đó nên khi áp dụng PBL vào Việt Nam mà cụ thể là đối với học sinh THPT không thể áp dụng rập khuôn các tiêu chí đánh giá đó mà phải chọn lọc các tiêu chí phù hợp với mục tiêu giáo dục ở Việt Nam.