8. Dự kiến cấu trúc khóa luận
2.9.1. Thực trạng về công tác giảng dạy ở Việt Nam
- Sau nhiều năm cải cách giáo dục, thay đổi chƣơng trình, chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa, đổi mới PPDH nền giáo dục nƣớc ta cũng thu đƣợc một số thành tựu đáng kể tuy nhiên nội dung chƣơng trình học vẫn còn mang nặng tính hàn lâm, kiến thức là mục tiêu cần đạt đƣợc để đảm bảo việc thi cử. Chính sự nặng nề về nội dung chƣơng trình, thi cử cũng đã gây áp lực cho việc đổi mới PPDH của các thầy cô giáo khi tham gia giảng dạy.
- Để đảm bảo kịp chƣơng trình, truyền tải một lƣợng kiến thức rất lớn trong một thời gian giới hạn để đáp ứng cho mục đích thi cử cuối năm thì hầu hết các giáo viên đều ngại khi áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, hiện đại. Vì những phƣơng pháp này đòi hỏi rất nhiều thời gian của cả giáo viên lẫn học sinh. Hiện nay ở các trƣờng phổ thông phƣơng pháp dạy học truyền thống vẫn đƣợc áp dụng, chủ yếu là thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, nêu giải quyết vấn đề....Với phƣơng pháp này thì cả lớp học sẽ cùng phải hƣớng tới một mục tiêu chung cuối cùng là kiến thức trong khuôn khổ chƣơng trình học và kết quả học tập sẽ đƣợc đánh giá theo một khuôn mẫu định sẵn. Với cách học nhƣ thế học sinh chƣa thể phát huy đƣợc sự đa dạng trong nhân cách cũng nhƣ các phong cách học tập.
- Trong những năm gần đây nền giáo dục ở nƣớc ta liên tục đƣa ra các giải pháp nhằm đổi mới thực trạng giáo dục, đào tạo nhân lực phù hợp với các yêu cầu mới do đó nhiều PPDH mới đƣợc áp dụng, tuy nhiên chúng cũng chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Dạy học dựa trên vấn đề cũng đã bắt đầu đƣợc áp dụng tại Việt Nam nhƣng nó chỉ dừng ở một số trƣờng đại học, chƣa áp dụng ở bậc phổ thông.