THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 57)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.6.THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6.1. Mục đích thực nghiệm

- Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng BTNT để rèn luyện NLGQVĐ trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT.

- Xác định tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài và kiểm nghiệm giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.6.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm a. Nội dung thực nghiệm a. Nội dung thực nghiệm

- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vào học kì I của năm học 2015 – 2016,

ở 3 bài thuộc chƣơng trình Sinh học 12 – Cơ bản, cụ thể là: + Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. + Bài 2: Quy luật Menđen – Quy luật phân li độc lập + Bài 3: Cấu trúc di truyền của quần thể.

- Đối với lớp đối chứng, GV sử dụng giáo án nhƣ vẫn dạy (theo phƣơng pháp truyền thống), với lớp thực nghiệm, GV sử dụng giáo án có lồng ghép BTNT vào bài dạy nhằm rèn luyện NLGQVĐ cho HS.

- Việc đánh giá sự phát triển của NLGQVĐ dựa trên kết quả làm bài trong các phiếu xác định và GQVĐ phát cùng khi GV giao BTNT cho HS.

b. Phƣơng pháp thực nghiệm

* Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Đối tƣợng: HS lớp 12 trƣờng THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng. - Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

GV thực hiện Lớp Số HS Lớp Số HS

12/12 37 12/14 37 Phan Thanh Đức

+ Lớp thực nghiệm và đối chứng tƣơng đƣơng nhau về trình độ và khả năng học tập. Cả hai lớp đều học SGK Sinh học 12 cơ bản và không phải lớp chuyên. Cả hai lớp đều do một GV giảng dạy, thực hiện cùng các bài dạy nhƣng theo hai phƣơng pháp khác nhau (lớp đối chứng dạy theo phƣơng pháp truyền thống, lớp thực nghiệm dạy bằng phƣơng pháp sử dụng BTNT để rèn luyện NLGQVĐ).

* Bố trí thực nghiệm

- Trƣớc khi thực nghiệm, chúng tôi gặp GV giảng dạy 2 lớp thực nghiệm và đối chứng để trao đổi một số vấn đề sau:

+ Nhận xét của GV về lớp thực nghiệm và đối chứng đã chọn

+ Nắm tình hình học tập, khả năng tự học của các đối tƣợng HS trong lớp thực nghiệm cũng nhƣ mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của HS và tình hình học bài, chuẩn bị bài, làm bài tập của HS trong quá trình dạy học.

+ Những yêu cầu của việc sử dụng BTNT để rèn luyện NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học.

+ Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi bài học, mỗi BTNT ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là nhƣ nhau. Đối với lớp thực nghiệm sẽ tiến hành thực nghiệm dọc để đánh giá đƣợc sự hiệu quả của việc sử dụng BTNT để rèn luyện NLGQVĐ cho HS còn đối với lớp đối chứng sẽ tiến hành thực nghiệm ngang với lớp thực nghiệm để thấy đƣợc việc sử dụng các phƣơng pháp mới: sử dụng BTNT, dạy học GQVĐ, dạy học đàm thoại phát hiện, v.v… có thể hình thành và phát triển NLGQVĐ cho HS. Đồng thời, qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng muốn chứng minh GV đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành NL cho HS và để việc hình thành và phát triển NL cho HS đạt hiệu quả cao nhất thì ngƣời GV phải xây dựng đƣợc một kế hoạch dạy học rõ ràng, đảm bảo rèn luyện đƣợc NL cho HS.

+ Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do thầy Phan Thanh Đức trực tiếp giảng dạy và tổ chức kiểm tra đánh giá.

+ Cuối cùng, cung cấp giáo án thực nghiệm, BTNT cùng phiếu xác định và GQVĐ cho GV.

- Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thu lại phiếu xác định và GQVĐ để phân tích kết quả thực nghiệm.

3.6.3. Kết quả thực nghiệm

a. Kết quả rèn luyện NLGQVĐ bằng BTNT trong phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT

Dựa vào rubric đánh giá năng lực trên, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm ở hai lớp 12/12 (lớp thực nghiệm) và lớp 12/14 (lớp đối chứng) nhƣ sau:

* Kết quả thực nghiệm dọc ở lớp 12/12

Bảng 3.4. Bảng phân phối các mức độ phát triển NLGQVĐ của HS lớp 12/12 qua các bài kiểm tra NL

a. Bài kiểm tra NL số 1

STT Năng lực thành tố Số HS đạt NL ở mức Cao Trung bình Thấp 1 Tìm hiểu vấn đề 4 10.8 % 18 48.7 % 15 40.5 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Thiết lập không gian vấn đề 3 8.1 %

7 18.9 %

27 73.0 %

3 Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 3 8.1 % 12 32.4 % 22 59.5 % 4 Đánh giá và phản ánh giải pháp 4 10.8 % 18 48.7 % 15 40.5 %

b. Bài kiểm tra NL số 2

STT Năng lực thành tố Số HS đạt NL ở mức Cao Trung bình Thấp 1 Tìm hiểu vấn đề 5 13.5 % 20 54.1 % 12 32.4 %

2 Thiết lập không gian vấn đề 9 24.3 %

20 54.1 %

8 21.6 %

3 Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 10 27.0 % 17 46.0 % 10 27.0 % 4 Đánh giá và phản ánh giải pháp 5 13.5 % 19 51.4 % 13 35.1 %

c. Bài kiểm tra NL số 3

STT Năng lực thành tố Số HS đạt NL ở mức Cao Trung bình Thấp 1 Tìm hiểu vấn đề 23 62.2 % 7 18.9 % 7 18.9 %

2 Thiết lập không gian vấn đề 20 54.1 %

8 21.6 %

9 24.3 %

3 Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 18 48.7 % 6 16.2 % 13 35.1 % 4 Đánh giá và phản ánh giải pháp 19 51.4 % 5 13.5 % 13 35.1 % Dựa vào kết quả trong 3 bảng thống kê trên, tôi tiến hành vẽ biểu đồ mô tả sự phân phối các mức phát triển của từng NL thành tố qua 3 bài kiểm tra NL nhƣ sau:

Hình 3.4. Biểu đồ mô tả sự phân phối các mức phát triển NLGQVĐ của HS lớp 12/12 qua các bài kiểm tra NL

Đánh giá và phản ánh giải pháp

Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp

Thiết lập không gian vấn đề

Tìm hiểu vấn đề

Nhìn vào bảng phân phối mức độ phát triển của các NL thành tố trong NLGQVĐ của HS lớp 12/12 qua 3 bài kiểm tra ta nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỉ lệ HS đạt NL ở mức thấp giảm dần, mức trung bình và cao tăng dần. Trong đó, NL thành tố tìm hiểu vấn đề và thiết lập không gian vấn đề có sự phát triển vƣợt bậc. Nguyên nhân là vì việc xác định đúng giả thiết, yêu cầu của bài toán cũng nhƣ việc đề xuất cách giải quyết bài toán tƣơng đối đơn giản hơn so với việc xây dựng quy trình giải và thực hiện giải quyết bài toán cũng nhƣ việc kiểm tra tính hiệu quả của việc GQVĐ và vận dụng vào tình huống mới.

Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng tự rút ra một số kinh nghiệm để việc rèn luyện NLGQVĐ cho HS hiệu quả hơn nhƣ sau: 1) Để hình thành NL tìm hiểu vấn đề thì khi sử dụng BTNT trong quá trình dạy học, GV cần tập cho HS cách chắt lọc thông tin và cách trình bày lại thông tin bằng ngôn ngữ của bản thân. Bởi khi xác định đƣợc thông tin đúng sẽ giúp cho việc sử dụng các thông tin đó để GQVĐ đặt ra trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 2) Muốn rèn luyện NL thiết lập không gian vấn đề cho HS thì trong mỗi tiết học có sử dụng BTNT, sau khi yêu cầu HS trình bày những kiến thức liên quan có thể sử dụng để giải quyết bài toán thì GV cần phải dẫn dắt để HS tìm kiếm đầy đủ các thông tin liên quan đến việc GQVĐ hoặc nhận xét và nhấn mạnh các dữ liệu, các kiến thức quan trọng để HS chú ý để đề xuất cách GQVĐ. 3) Khi phát triển NL lập kế hoạch và thực hiện giải pháp thì phải chú ý đến sự tƣơng ứng trong quá trình phát triển NL, cụ thể là khi khả năng thu thập thông tin và đề xuất giải pháp GQVĐ của HS đạt mức độ cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các NL khác, chính vì vậy phải hƣớng dẫn kỹ để các em xác định đúng thông tin và yêu cầu đề cho, biết liên hệ các kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề thì việc giải quyết vấn đề của các em đƣợc nhanh hơn, ngắn gọn và chính xác hơn, từ đó khả năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp sẽ cao hơn khi đã hình thành đƣợc các NL thành tố trƣớc đó. 4) Muốn nâng cao NL đánh giá và phản ánh giải pháp thì trong quá trình giảng dạy GV cần phải linh động trong việc lựa chọn BTNT làm phƣơng tiện dạy học, GV nên đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến bài toán để kích thích HS suy nghĩ tìm ra phƣơng án giải mới hoặc dẫn dắt để HS thấy đƣợc cái hay, cái hạn chế trong mỗi cách giải. Bên cạnh đó,

ngoài việc yêu cầu HS rút ra phƣơng pháp giải chung cho dạng toán vừa ra thì GV nên cho thêm một bài toán tƣơng tự hoặc bài toán mới nhƣng có liên quan với bài vừa giải và tổ chức hỏi đáp để rèn luyện thêm một lần nữa NL cho HS.

Để dễ dàng hơn trong việc so sánh và đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng BTNT trong việc rèn luyện NLGQVĐ hay để thấy đƣợc sự thay đổi tổng thể của NLGQVĐ trong kết quả thực nghiệm, tôi đề xuất phƣơng pháp chuyển dữ liệu từ định tính sang định lƣợng nhƣ sau:

- Gán các biến định tính cao, trung bình, thấp bằng các giá trị định lƣợng tƣơng ứng là 3, 2, 1.

- Nhân tỉ lệ HS trong các nhóm mức độ với hệ số tƣơng ứng.

- Tính tổng đối với từng tiêu chí đánh giá nhỏ trong mỗi bài kiểm tra NL. - Sử dụng số liệu vừa tính đƣợc để vẽ biểu đồ Radar để thấy đƣợc sự phát triển của NLGQVĐ qua các bài kiểm tra.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLGQVĐ của HS lớp 12/12 qua 3 bài kiểm tra NL 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Tìm hiểu vấn đề Thiết lập không gian vấn đề Phản ánh và đánh giá giải pháp

Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 Bài kiểm tra số 3

Thông qua biểu đồ Radar cho ta thấy đƣợc sự thay đổi của NLGQVĐ qua từng bài kiểm tra. Mỗi trục của biểu đồ radar thể hiện mức độ hoàn thiện của mỗi NL thành tố với giá độ tối đa là 3 (tƣơng ứng với NL đạt ở mức cao). Diện tích của Radar càng lớn chứng tỏ ở mỗi NL thành tố nói riêng và NLGQVĐ nói chung càng đƣợc nâng cao. Từ đó cho thấy, việc sử dụng BTNT trong quá trình dạy học đã góp phần hình thành và rèn luyện NLGQVĐ của HS.

Khi phân tích sự phát triển của từng NL thành tố trong NLGQVĐ trên từng HS lớp 12/12 qua 3 bài kiểm tra NL chúng tôi nhận thấy nhiều em HS có sự thay đổi từ mức NL thấp lên mức NL cao nhƣng bên cạnh đó vẫn có em không có sự thay đổi về mặt NL, thậm chí là có sự giảm xuống qua các bài kiểm tra. Nhƣ vậy, có thể kết luận sự phát triển của NLGQVĐ là không ổn định và chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên xuất phát từ chính bản thân của các em HS, cụ thể là sau khi giải BTNT trong quá trình học hay sau khi làm các bài kiểm tra NL thì các em cảm thấy bài làm không đƣợc nhƣ ý muốn và nguyên nhân là do các em vẫn còn chủ quan trong lúc làm bài, các em bỏ đi nhiều bƣớc trong lúc làm nhƣ bƣớc xác định giả thiết và yêu cầu bài toán, bƣớc xác định các thông tin liên quan đến việc giải bài toán hoặc bƣớc xây dựng quy trình giải, bƣớc kiểm tra việc giải bài toán,… chính điều này đã khiến cho kết quả của việc giải toán không cao, bài giải còn nhiều thiếu xót hoặc kết quả tính toán chƣa chính xác. Yếu tố thứ hai đến từ sự áp lực về thời gian làm bài và độ khó tăng dần của các BTNT hay các bài kiểm tra. Việc giới hạn thời gian làm bài là để rèn sự tập trung, sự phân phối thời gian cho từng thao tác để đảm bảo với thời gian quy định HS có thể hoàn thành đƣợc bài kiểm tra nhƣng cũng chính việc này đã gây áp lực ít nhiều đối với HS. Hay chính độ khó tăng dần kết hợp với sự chƣa nhuần nhuyễn trong các thao tác khi làm bài cũng ít nhiều ảnh hƣởng đến sự phát triển NLGQVĐ. Qua đây cũng giúp ta nhận thấy rằng để rèn luyện NLGQVĐ cho HS đạt hiệu quả thì ngoài phƣơng pháp dạy phù hợp thì GV cần quan tâm rèn luyện thêm các kĩ năng cơ bản cho HS nhƣ kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng làm việc nhóm,… để giúp các em học tập và làm việc hiệu quả hơn và đặc biệt là phát triển đƣợc NL một cách toàn diện.

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra NLGQVĐ của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp Đối tƣợng Năng lực thành tố Số HS đạt NL ở mức Cao Trung bình Thấp 12/12 Thực nghiệm Tìm hiểu vấn đề 23 62.2 % 7 18.9 % 7 18.9 % Thiết lập không gian

vấn đề 20 54.1 % 8 21.6 % 9 24.3 % Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 18 48.7 % 6 16.2 % 13 35.1 % Đánh giá và phản ánh giải pháp 19 51.4 % 5 13.5 % 13 35.1 % 12/14 Đối chứng Tìm hiểu vấn đề 1 2.7 % 6 16.2 % 30 81.1 % Thiết lập không gian

vấn đề 3 8.1 % 21 56.8 % 13 35.1 % Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 3 8.1 % 13 35.1 % 21 56.8 % Đánh giá và phản ánh giải pháp 2 5.4 % 14 37.8 % 21 56.8 %

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLGQVĐ của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra NL

0 1 2 3

Tìm hiểu vấn đề

Thiết lập không gian vấn đề Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp Đánh giá và phản ánh giải pháp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Thông quá quá trình thực nghiệm sƣ phạm, có thể thấy, cùng một bài kiểm tra NLGQVĐ thế những HS lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức để giải các bài toán tổng hợp. Điều này dẫn đến kết quả của việc giải bài toán sẽ không cao và nguyên nhân dẫn kết quả này có thể do các em chƣa xác định đƣợc chính xác giả thiết và kết luận, cũng nhƣ chƣa biết vận dụng những dữ kiện đề cho trong việc giải quyết yêu cầu bài toán. Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức để giải các bài toán tổng hợp lại nhanh hơn và chính xác hơn rất nhiều. Sở dĩ có đƣợc kết quả đó là do đối với lớp thực nghiệm, các em HS đƣợc làm quen với quy trình GQVĐ khi làm nhiều bài toán nhận thức khác nhau, chính điều này đã giúp các em có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài toán nhanh và dƣới nhiều góc độ khác nhau và trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, các em có thể linh hoạt giải quyết bài toán, tính huống đƣợc đặt ra trong quá trình học tập thay vì rập khuôn máy móc nhƣ một ngƣời chỉ có kĩ năng giải toán thông thƣờng. Đó chính là sự khác biệt của một ngƣời có hay không có NLGQVĐ. Và thông qua biểu đồ mô tả sự phát triển của NLGQVĐ cho ta thấy sự khác biệt khi sử dụng BTNT trong quá trình dạy học nói chung và rèn luyện NLGQVĐ nói riêng và dễ dàng nhận thấy NLGQVĐ của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn NLGQVĐ của HS lớp đối chứng khi chỉ học với phƣơng pháp truyền thống

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 57)