1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Cơ sở lí luận của năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực (NL)
Theo từ điển Tiếng Việt, “năng lực” đƣợc hiểu là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao” [16]. Theo định nghĩa của Québec (Canada):
“NL là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” [32].
Trong dạy học phát triển NL cho người học, hầu hết các quan điểm đều chia NL thành hai nhóm: 1) NL chung là NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. NL này được hình thành và phát triển liên quan đến nhiều mụn học; gồm 9 năng lực cốt lừi (tự học, GQVĐ, sỏng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán). 2) NL cụ thể, chuyên biệt là NL riêng, đƣợc hình thành và phát triển do một lĩnh vực/ môn học nào đó; vì thế chương trình giáo dục Québec gọi là NL môn học cụ thể để phân biệt với NL xuyên chương trình – NL chung.
Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ)
Vấn đề: Vấn đề là một tình huống vừa sức, thu hút và hấp dẫn đối với chủ thể (đứa trẻ, người học, đối tượng tiếp thu,...) vì thế chủ thể muốn khám phá tình huống một cách đầy đủ để tăng thêm hiểu biết. Vấn đề là một nhiệm vụ đặt ra cho chủ thể, trong đó chứa đựng những thách thức mà họ khó có thể vƣợt qua theo cách trực tiếp và rừ ràng.
Giải quyết vấn đề: Đầu thế kỉ XIX, cộng đồng giáo dục quốc tế chấp nhận định nghĩa: GQVĐ là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người GQVĐ có thể ít nhiều xác định đƣợc mục tiêu hành động, nhƣng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt đƣợc nó. Sự am hiểu tình huống có vấn đề và lý giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận thành quá trình GQVĐ. Có thể thấy quá trình GQVĐ là quá trình tƣ duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, đƣa ra luận điểm, suy luận, đánh giá, giao tiếp,… để đƣa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức vấn đề. Trong quá trình GQVĐ, chủ đề thường phải trải qua hai giai đoạn cơ bản là khám phá vấn đề và tổ chức nguồn lực của chính mình (tìm hiểu vấn đề, tìm hướng đi, thủ pháp, tiến trình,… để dần tiến tới một giải pháp cho vấn đề), thực hiện giải pháp (giải quyết các vấn đề nhỏ hơn ở từng lĩnh vực, nội dung cụ thể, chuyển đổi ý nghĩa của kết quả thu đƣợc về bối cảnh thực tiễn) và đánh giá giải pháp vừa thực hiện, hoặc tìm kiếm giải pháp khác.
Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ): GQVĐ đƣợc hiểu theo nghĩa thông thường “là thiết lập những phương pháp thích ứng để giải quyết các khó khăn, trở ngại”. Theo nghiên của tác giả Đinh Quang Báo ở THPT, NLGQVĐ đƣợc biểu hiện ở các hoạt động: Phân tích đƣợc tình huống trong học tập, trong cuộc sống; Thu thập và làm rừ cỏc thụng tin cú liờn quan đến vấn đề; Đề xuất và phõn tớch đƣợc một số giải pháp GQVĐ; Lựa chọn đƣợc giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. Theo chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA), là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tế. Hay nói cách khác: NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết
những tình huống vấn đề mà ở đố không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [1], [18].
b. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề
Trên thế giới có 5 lý thuyết nghiên cứu về cách thức GQVĐ (xem bảng). Các lí thuyết này đều đưa ra 4 bước thực hiện GQVĐ, các bước này tương ứng với 4 kĩ năng cốt lừi đƣợc sử dụng để tiến hành việc GQVĐ.
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Polya
(1973) Hiểu vấn đề
Lên kế hoạch thực hiện việc GQVĐ
Thực hiện kế hoạch GQVĐ
Rà soát lại và kiểm tra kết quả của việc GQVĐ PISA
(2003)
Thăm dò và hiểu vấn đề
Miêu tả và hình thành vấn đề
Lên kế hoạch và thực hiện GQVĐ
Giám sát và xem xét việc GQVĐ O’Neil
(1999)
Hiểu nội dung của vấn đề
Đƣa ra chiến lƣợc GQVĐ
Đƣa ra chiến lƣợc GQVĐ và tự điều chỉnh
Tự điều chỉnh
ACARA
Tìm hiểu, khám phá, tổ chức thông tin và ý tưởng
Đƣa ra những
ý tưởng,
phương án và các hành động
Phân tích, tổng hợp và đánh giá cách thức lý luận và quy trình thực hiện
Xem xét cách tƣ duy và quy trình
ATC21S (2013)
Phân tích vấn đề
Lập mục tiêu, quản lí nguồn lực, thu thập và kết nối thông tin
Tính hệ thống và việc phát triển các quy tắc từ nguyên nhân và kết quả của hành động
Xem xét và giám sát, kiểm nghiệm những giả thuyết khác
Qua đây có thể thấy, những đặc điểm của NLGQVĐ đã đƣợc mở rộng so với quan niệm truyền thông là: từ tìm hiểu vấn đề cho sẵn sang tìm kiếm và thể hiện vấn đề; từ vấn đề chỉ có một giải pháp đúng sang vấn đề có nhiều giải pháp và nhiều kết quả đầu ra; từ chú trọng quá trình GQVĐ sang chú trọng cả quá trình và chất lƣợng GQVĐ; từ cá nhân chuyển sang hợp tác nhóm để cùng giải quyết.
Nhƣ vậy, cấu trúc NLGQVĐ sẽ gồm 4 thành tố là: Tìm hiểu vấn đề; Thiết lập không gian vấn đề; Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Đánh giá và phản ánh giải pháp. Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ. Cụ thể nhƣ sau:
Tìm hiểu vấn đề: nhận biết vấn đề, xác định, giải thích các thông tin ban đầu và trung gian, tương tác với vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.
Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học (lĩnh vực/ môn học/ chủ đề); xác định thông tin trung gian qua đồ thị, bảng biểu, mô tả…; xác định cách thức, quy trình, chiến lƣợc giải quyết, thông nhất cách hành động.
Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: 1) Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu, xem xét lại giải pháp); thời điểm giải quyết từng mục tiêu; và phân bổ các nguồn lực (tài nguyên, nhân lực, kinh phí, phương tiện); 2) Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp; điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi; tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động nhóm khi thực hiện giải pháp.
Đánh giá và phản ánh giải pháp: đánh giá giải pháp đã thực hiện, phản ánh, suy ngẫm về giải pháp đã thực hiện; đánh giá, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được; đề xuất cho những vấn đề tương tự.
Các tiêu chí của mỗi thành tố và mức độ của mỗi tiêu chí đƣợc thể hiện qua bảng sau [1], [4], [18]:
Năng lực thành tố
Biểu hiện (Tiêu chí)
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
Tìm hiểu, khám phá vấn đề
- Phân tích đƣợc tình huống cụ thể.
- Phát hiện đƣợc tình huống có vấn đề.
- Phát biểu đƣợc tình huống có vấn đề.
- Phân tích đƣợc tình huống cụ thể.
- Biết tự phát hiện ra vấn đề.
- Đặt vấn đề.
- Phát biểu vấn đề.
- Phân tích đƣợc tình huống cụ thể.
- Biết tự phát hiện ra vấn đề.
- Đặt vấn đề.
- Phát biểu chƣa đầy đủ vấn đề.
- Phân tích đƣợc tình huống cụ thể.
- Biết tự phát hiện ra vấn đề.
- Chƣa biết đặt vấn đề.
- Chƣa biết phát biểu vấn đề.
Thiết lập không gian vấn
đề
- Thu thập thông tin.
- Phân tích thông tin.
- Tìm ra kiến thức sinh học và
- Xác định đƣợc các thông tin.
- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề ở SGK,
- Xác định đƣợc các thông tin.
- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan
- Xác định đƣợc các thông tin.
- Biết tìm hiểu các thông tin có liên quan
kiến thức liên môn liên quan đến vấn đề.
tài liệu tham khảo khác và thông qua thảo luận với bạn.
đến vấn đề ở SGK và thảo luận với bạn.
đến vấn đề nhƣng ở mức kinh nghiệm bản thân.
Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp
- Đề xuất giả thuyết.
- Lập kế hoạch để GQVĐ.
- Thực hiện kế hoạch GQVĐ
- Đề xuất đƣợc
giải pháp
GQVĐ.
- Lập đƣợc kế
hoạch để
GQVĐ.
- Thực hiện kế hoạch GQVĐ độc lập, sáng tạo hoặc hợp lí.
- Đề xuất đƣợc giải pháp GQVĐ nhƣng chƣa sáng tạo.
- Lập đƣợc kế
hoạch để
GQVĐ.
- Thực hiện kế hoạch độc lập nhƣng chƣa sáng tạo.
- Đề xuất đƣợc giải pháp GQVĐ nhƣng chƣa hợp lí.
- Chƣa lập đƣợc kế hoạch để GQVĐ.
- Chƣa thực hiện đƣợc kế hoạch GQVĐ.
Đánh giá và phản ánh giải pháp
- Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ.
- Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ.
- Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.
- Thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo hoặc hợp lí. Thực hiện giải pháp GQVĐ.
- Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp.
- Vận dụng đƣợc trong tình huống mới.
- Thực hiện giải pháp GQVĐ nhƣng chƣa đánh giá đƣợc giải pháp.
- Chƣa vận dụng đƣợc trong tình huống mới.
- Chƣa thực hiện giải pháp GQVĐ.
c. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề
Để phát triển NLGQVĐ cần phải xác định các biểu hiện của NL đó, cụ thể là:
- Biết phát hiện một vấn đề, phát biểu một vấn đề.
- Thu thập và làm rừ cỏc thụng tin cú liờn quan đến vấn đề.
- Đề xuất đƣợc giả thuyết khoa học khác nhau: Lập đƣợc kế hoạch để GQVĐ đặt ra và thực hiện kế hoạch độc lập, sáng tạo và hợp lí.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới [4].
d. Các mức độ phát triển của năng lực giải quyết vấn đề
Dựa theo thang phát triển NLGQVĐ của Patrick và Griffin, sự phát triển của NLGQVĐ đƣợc chia thành 5 mức độ. Trong đó, HS tiểu học có thể đạt đến mức 3, HS trung học cơ sở có thể đạt đến mức 4 và mức 5 là mức HS THPT có thể đạt đến.
Cụ thể là:
Tên mức Mô tả
Mức 5
Đƣa ra giả thuyết cho giải pháp tổng thể
Đƣa ra giả định làm cơ sở tìm giải pháp tối ƣu (ví dụ “nó phụ thuộc vào...” hoặc “nếu ... thì...”); đƣa ra giải pháp ở cho vấn đề động; biểu thị các mối quan hệ bằng ký hiệu, công thức, đánh giá giá trị của giải pháp.
Mức 4
Khái quát hoá chiến lƣợc, giải pháp cho tình huống tổng thể
Học sinh bắt đầu tìm hiểu cách thức, chiến lƣợc để tạo ra giải pháp tổng thể để áp dụng cho một loạt tình huống vấn đề; có thể khái quát hóa qua công thức, biểu tƣợng và áp dụng vào những tình huống tổng quát; có thể vận dụng giải pháp trong ngữ cảnh chưa gặp trước đó.
Mức 3
Vận dụng quy trình, nguyên tắc để thực hiện giải pháp VĐ
Học sinh chỉ ra quy trình, nguyên tắc, làm cơ sở cho giải pháp vấn đề, nói, vẽ hình, lập bảng... để mô tả tiếp cần vấn đề, sử dụng thành thạo quy trình, nguyên tắc quen thuộc, bước đầu mở rộng quy trình cho vấn đề ít quen thuộc
Mức 2
Nhận thức mô hình, cấu trúc, quy trình,... cho VĐ
Học sinh có thể nhận thức đƣợc một mô hình, cấu trúc nhƣng không nêu đƣợc bản chất của nó; có thể vẽ hình, viết, mô tả bằng lời cách GQVĐ nhưng chưa đầy đủ. Bước đầu biến đổi đôi chút các mô hình có săn cho tình huống gần tương tự.
Mức 1 Nhận dạng yếu tố
Học sinh có thể phân thích, nhân dạng đƣợc các thành phần, yếu tố khác nhau của nhiệm vụ, nhƣng không thực hiện đƣợc bất kỳ hành động GQVĐ nào.
Hoặc chúng ta có thể phát họa đƣợc phát triển NLGQVĐ gồm 5 mức nhƣ sau:
Cấp THPT
Cấp Tiểu học Cấp THCS
2. Nhận thức mô hình, cấu trúc, quy trình
5. Đƣa ra giả thuyết tìm giải pháp tối ƣu; đánh giá giá trị 4. Khái quát hóa chiến lƣợc,
giải pháp cho tổng thể 3. Sử dụng quy trình nguyên
tắc thực hiện giải pháp
1. Nhận dạng yếu tố của tình huống vấn đề
Lưu ý rằng, mặc dù có thể có cùng mức độ phát triển NLGQVĐ nhưng tính chất nhiệm vụ dành cho HS mỗi cấp học khác nhau về: bối cảnh/ tình huống (tiểu học chủ yếu là cuộc sông gia đình và trường lớp, THCS chủ yếu là trường lớp và dân cƣ, còn THPT chủ yếu là khoa học) và đặc điểm của các vấn đề (tiểu học đơn giản, tĩnh; THCS tương đối phức tạp, có yếu tố động; THPT phức tạp, động) [26].
e. Cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT
Dựa vào đặc điểm nội dung phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT Trong cả hai chương trình cơ bản và nâng cao, phần Di truyền học đều được chia thành 5 chương với tên của các chương giống nhưng phân phối các bài trong từng chương và thời lượng dành cho các chương là khác nhau. Qua phân tích nội dung của các chương, chúng tôi nhận thấy phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT có các đặc điểm cơ bản nhƣ: (1) Có logic phát triển nội dung hợp lí, (2) Có tính kế thừa và phát triển theo kiểu đồng tâm mở rộng và (3) Có tính nguyên lý và mối quan hệ chặt chẽ giữa các nội dung kiến thức. Với các đặc điểm trên, để học tốt nội dung kiến thức này đòi hỏi HS cần có các kinh nghiệm học tập phù hợp nhƣ kĩ năng huy động kiến thức có liên quan (huy động các kiến thức đã học ở lớp 9, lớp 10 làm nền tảng để lĩnh hội kiến thức mới), kĩ năng xác định và thể hiện mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và đặc biệt là kĩ năng, năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải thích, giải quyết các tình huống khác nhau (giải thích các hiện tƣợng, giải bài tập, vận dụng để học các kiến thức mới. Tất cả những kĩ năng, năng lực đó sẽ giúp HS có một cái nhìn tổng quát về toàn bộ nội dung học tập cũng nhƣ học đƣợc các nguyên lý, các quy tắc chủ chốt, từ đó có thể vận dụng để giải quyết vô số trường hợp khác nhau [19].
Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lí, trí tuệ của HS lớp 12 THPT
HS lớp 12 THPT đang ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên và mang các đặc điểm chung về sự phát triển tâm lí, trí tuệ ở độ tuổi này nhƣ: Ý thức, động cơ học tập đó bộc lộ rừ ràng; cú tớnh chủ động, độc lập, sỏng tạo trong nhận thức; năng lực tƣ duy trừu tƣợng, khái quát hóa, hệ thống hóa, tƣ duy lý luận một cách độc lập;
sáng tạo khá phát triển… Thêm vào đó, NLGQVĐ bắt đầu manh nha và cần thiết
cho mỗi cá nhân HS. Chính vì vậy, GV cần chú ý thiết kế các hoạt động học tập phù hợp để vừa kích thích sự tƣ duy, hứng thú trong học tập mà cũng vừa rèn luyện đƣợc NLGQVĐ cho HS.
1.2.3. Cơ sở lí luận của đánh giá năng lực