ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 35 - 38)

2.1. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hệ thống các kiến thức cơ bản và nâng cao thuộc nội dung kiến thức phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT và các tài liệu, giáo trình liên quan.

- Hệ thống các bài toán nhận thức và phương pháp rèn luyện NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT.

2.1.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Quá trình dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT bằng BTNT.

2.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về “Cơ sở lí luận của NLGQVĐ” và biện pháp rèn luyện NLGQVĐ bằng BTNT.

2.3.2. Phân tích nội dung kiến thức, cấu trúc chương trình và thời lượng dạy học các kiến thức trong phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT, từ đó xác định mục tiêu dạy học và phương án thiết kế các BTNT dùng để lồng ghép vào từng tiết học.

2.3.3. Điều tra và phân tích thực trạng của việc dạy học sinh học nói chung và khâu rèn luyện NLGQVĐ trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển NL nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.3.4. Xây dựng quy trình sử dụng BTNT trong việc tổ chức rèn luyện NLGQVĐ cho HS.

2.3.5. Thiết kế các BTNT theo định hướng rèn luyện NLGQVĐ cho HS phần Di truyền học – Sinh học 12.

2.3.6. Xây dựng thang đánh giá NLGQVĐ của HS trong từng BTNT.

2.3.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức rèn luyện NLGQVĐ trong quá trình dạy học mà đề tài đã đề xuất.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới PPDH, các tài liệu về lí luận dạy học, các bài báo, công trình nghiên cứu, các tài liệu về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển NL giúp tạo cơ sở cho việc xác định và xây dựng nội dung kiến thức.

- Nghiên cứu SGK về nội dung kiến thức trong phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT chương trình phân ban và không phân ban, cùng các tài liệu khác có liên quan.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tình huống dạy học, các tình huống có vấn đề liên quan đến kiến thức trong phần Di truyền học – Sinh học 12 - THPT, các tình huống thực tế cần giải quyết dựa vào kiến thức đã học.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ý kiến chuyên gia

- Trao đổi và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu, cách thiết kế BTNT và việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLGQVĐ của HS.

- Phỏng vấn giáo viên và các nhà quản lí giáo dục nhằm thu thập thông tin về thực trạng dạy học theo hướng rèn luyện NLGQVĐ ở trường phổ thông hiện nay.

- Phỏng vấn và xin ý kiến của các GV đã nghiên cứu và tổ chức dạy học theo hướng rèn luyện NLGQVĐ cho HS.

- Trao đổi trực tiếp với GV tại trường thực nghiệm để xin ý kiến trong việc điều chỉnh và hoàn thiện các BTNT dùng trong quá trình rèn luyện NL cho HS tại trường.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra để:

- Khảo sát tình hình dạy học theo hướng rèn luyện NL cho HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Thăm dò sự hứng thú, thái độ của HS qua từng tiết học có rèn luyện NLGQVĐ.

2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm a. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng BTNT để rèn luyện NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12 –THPT. Từ đó đƣa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp trong việc rèn luyện NL cho HS.

b. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm

- Gửi giáo án thực nghiệm nhờ GV hướng dẫn và GV phổ thông xem xét, nghiên cứu, góp ý và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung, mục đích dạy học và năng lực của HS.

- Xin phép nhà trường được ngồi cuối lớp để dự xem tiết giảng do GV phổ thông đứng lớp thực nghiệm giúp.

c. Thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm ở hai lớp (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) của trường THPT Phan Châu Trinh – Thành phố Đà Nẵng ở một số bài với nhiều dạng BTNT khác nhau trong phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT.

2.4.5. Phương pháp thống kê toán học

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010).

- Phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của đề tài.

+ Định lƣợng: Sử dụng một số công cụ toán học để sử lý số liệu tính theo tỉ lệ % các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm.

+ Định tính: Đánh giá, phân tích sự hứng thú, thái độ tham gia vào bài học của HS để thấy rừ hiệu quả của việc lồng ghộp cỏc BTNT vào quỏ trỡnh dạy học nhằm rèn luyện NLGQVĐ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)