PHÂN TÍCH NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 38 - 41)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.PHÂN TÍCH NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH

SINH HỌC 12 – THPT

Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn đang áp dụng song song hai nội dung chƣơng trình cơ bản và nâng cáo. Nhìn chung ở cả hai chƣơng trình này, cấu trúc và nội dung kiến thức trong phần Di truyền học – Sinh học 12 cơ bản là giống nhau nhƣng ở chƣơng trình nâng cao có đi sâu hơn về lí thuyết. Nội dung chính của phần Di truyền học ở cả hai chƣơng trình Cơ bản và Nâng cao đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân tích nội dung và xác định mục tiêu cần đạt được trong phần Di

truyền học – Sinh học 12 - THPT

CHƢƠNG SỐ BÀI NỘI DUNG CHÍNH

I. Cơ chế di truyền và biến dị Cơ bản: + 6 lí thuyết + 1 thực hành + 0 ôn tập Nâng cao: + 7 lí thuyết + 2 thực hành + 1 ôn tập * Kiến thức:

- Khái niệm gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, điều hòa hoạt động của gen, đột biến gen, đột biến cấu trúc và số lƣợng nhiễm sắc thể

- Diễn biến q trình nhân đơi ADN, quá trình phiên mã và dịch mã.

- Cơ chế và ý nghĩa điều hòa hoạt động của gen. - Nguyên nhân và cơ chế gây đột biến gen, đột biến NST.

- Các dạng đột biến, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen, đột biến cấu trúc và số lƣợng của NST. - Quan sát hình thái, đếm số lƣợng NST của ngƣời bình thƣờng và các dạng đột biến số lƣợng NST trên tiêu bản cố định.

* Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển NL suy luận. - Rèn luyện kĩ năng tƣ duy, phân tích lơgic và khả năng khái quát hóa cho HS.

- Rèn kĩ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận và chính xác.

* Thái độ:

- HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tƣợng di truyền.

- Yêu thích khoa học, tích cực trong học tập.

thiểu đột biến số lƣợng NST ở ngƣời

- Giáo dục bảo vệ môi trƣờng, vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tƣợng thực tế trong đời sống. II. Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền Cơ bản: + 6 lý thuyết + 1 thực hành + 1 ôn tập Nâng cao: + 7 lý thuyết + 1 thực hành + 1 ôn tập * Kiến thức:

- Phƣơng pháp nghiên cứu di truyền học của MenĐen.

- Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.

- Bản chất của các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành tính trạng: tƣơng tác giữa các gen không alen, tác động cộng gộp và đa hiệu của gen.

- Bản chất, cơ sở tế bào học của sự di truyền liên kết hồn tồn và khơng hồn tồn.

- Đặc điểm di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.

- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trƣờng và kiểu hình.

- Thực hành một số thao tác lai giống.

- Mối quan hệ giữa các quy luật di truyền chi phối một cặp hoặc nhiều cặp tính trạng.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.

- Vận dụng kiến thức đƣợc học để giải một vài dạng bài tập về các quy luật di truyền.

* Thái độ:

- Có ý thức học tập tích cực, yêu khoa học, thích tìm hiểu, khám phá và giải các bài tốn sinh học. - HS có ý thức vận dụng kiến thức về qui luật phân li vào thực tiễn sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Di truyền quần thể Cơ bản: + 2 lí thuyết + 0 thực hành + 0 ôn tập Nâng cao: + 2 lí thuyết + 0 thực hành + 0 ôn tập * Kiến thức;

- Khái niệm và những đặc trƣng của quần thể về mặt di truyền.

- Khái niệm và cách tính tần số tƣơng đối của các alen và tần số kiểu gen.

- Những đặc trƣng di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối.

- Nội dung, ý nghĩa và những điều kiên nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

* Kĩ năng:

- Phát triển đƣợc NL tƣ duy lí thuyết và kĩ năng giải bài tập về cách tính tần số tƣơng đối của các alen và kiểu gen.

- Phát triển đƣợc NL tƣ duy lí thuyết và kĩ năng gải bài tập xác định cấu trúc di truyền của quần thể. * Thái độ:

- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. IV. Ứng dụng di truyền học Cơ bản: + 3 lý thuyết + 0 thực hành + 0 ôn tập Nâng cao: + 5 lý thuyết + 0 thực hành + 0 ôn tập * Kiến thức:

- Các nguồn vật liệu chọn giống và các phƣơng pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.

- Công nghệ tế bào trong chọn giống và động vật. - Quy trình tạo giống bằng phƣơng pháp gây đột biến ở thực vật và động vật.

- Công nghệ gen, các bƣớc tiến hành công nghệ gen trong tạo giống vi sinh vật, thực vật và động vật. - Một số thành tựu mới trong chọn giống trên thế giới và ở Việt Nam.

* Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình trong bài học.

- Phân tích hiện tƣợng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua tạo giống mới từ nguồn biến dị đột biến. * Thái độ:

- Củng cố niềm tin khoa học vào trí tuệ con ngƣời qua những thành tựu tạo giống bằng phƣơng pháp gây đột biến, cơng nghệ tế bào.

- Hình thành niềm tin và say mê khoa học từ những thành tựu của công nghệ gen trong chọn tạo giống mới. V. Di truyền học ngƣời Cơ bản: + 2 lý thuyết + 0 thực hành + 1 ôn tập Nâng cao: + 4 lý thuyết + 0 thực hành + 1 ôn tập * Kiến thức;

- Khái niệm về di truyền y học, bệnh, tật di truyền. - Khái niệm, ứng dụng của di truyền y học tƣ vấn, liệu pháp gen, chỉ số ADN.

- Các bệnh, tật di truyền thƣờng gặp.

- Những biện pháp bảo vệ vốn gen của loài ngƣời và một số vấn đề liên quan nhƣ di truyền học với bệnh ung thƣ, bệnh AIDS và di truyền trí năng. * Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, làm việc độc lập với SGK.

- Biết cách hệ thống hóa kiến thức thơng qua xây dựng bản đồ các khái niệm.

- Phát triển kĩ năng khái quát hệ thống hóa kiến thức và kĩ năng làm việc với phiếu học tập.

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

* Thái độ:

- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tƣơng lai di truyền của con ngƣời.

- Xây dựng đƣợc ý thức thực hiện nếp sống lành mạnh, hợp vệ sinh và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sống, chống tác nhân gây đột biến.

3.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TOÁN NHẬN THỨC ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần di truyền học – sinh học 12 – THPT (Trang 38 - 41)