Từ nghề biển có nguồn gốc Ấn Âu

Một phần của tài liệu 26092 17122020073424TRANTHIHIEN k31 NNH n LUANVAN (Trang 66 - 67)

CHƢƠNG 2 PHÂN LOẠI TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ

2.3.3.Từ nghề biển có nguồn gốc Ấn Âu

2.3. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN QUẢNG TRỊ XÉT THEO NGUỒN

2.3.3.Từ nghề biển có nguồn gốc Ấn Âu

So với các từ thuộc nguồn gốc Hán hoặc nguồn gốc khác, các từ ngữ thuộc nguồn gốc Ấn Âu đi vào tiếng Việt thời kỳ muộn. Khi những ngƣời Châu Âu đầu tiên là những phái bộ truyền gi o vào nƣớc ta để truyền giáo vào thế k XVII, chủ yếu trong lĩnh vực truyền giáo. Sự ảnh hƣởng mạnh mẽ ngôn ngữ phƣơng Tây vào Việt Nam khoảng thời gian 1958 trở đi, qu trình xâm lƣợc và đô hộ của ngƣời Pháp và sau này là Mỹ với các chủ trƣơng về giáo dục, đào tạo và một số chính sách ngôn ngữ và văn hóa đã diễn ra sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Châu Âu. Cho đến ngày nay sự tiếp xúc giữa việt và Ấn Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Những điều đó nói lên rằng sự tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ Ấn Âu là hiển nhiên và từ ngữ nghề biển Quảng Trị cũng nằm trong những bối cảnh chung đó. Khi khoa học kỹ thuật phát triển, có những vật dụng máy móc cần thiết cho việc sản xuất nghề biển đƣợc nhập từ phƣơng Tây, cùng với nó là du nhập luôn tên gọi của, gọi tên theo ngôn ngữ phƣơng Tây. Từ đó mà chúng ta có từ nghề biển theo nguồn gốc Ấn Âu. Tuy vậy số lƣợng từ vay mƣợn rất hạn chế, theo khảo sát của chúng tôi, có 9 870 đơn vị từ nghề biển Quảng Trị có nguồn gố Ấn Âu chiếm t lệ 1,03% trong đó tập trung ở nghề đ nh c với 8 đơn vị chiếm 88.9%, nghề sản xuất nƣớc mắm có 1 đơn vị chiếm 11,1% và nghề hấp sấy cá khô không có yếu tố ngoại lai này. Một số từ điển hình: bình ắc quy, m y c t xét, đèn cao p, đèn măng song…Trong đó các yếu tố: ắc quy, cát xét, cao áp, măng song có gốc từ tiếng Pháp.

Nhƣ vậy, qua những điều vừa nói ở trên chúng ta nhận thấy rằng từ ngữ nghề biển Quảng Trị có yếu tố thuần Việt, yếu tố hán và yếu tố Ấn Âu, khi yếu tố thuần Việt chƣa diễn đạt hết ý, chúng ta có thể mƣợn tên để gọi, điều này có thể làm tăng thêm vốn từ tiếng Việt. Tuy nhiên cần vay mƣợn thế nào cho hợp lý để không làm ảnh hƣởng đến tiếng Việt, khi tiếp nhận một yếu tố ngôn ngữ ngoại lai cần tiếp nhận có sàng lọc bởi ngôn ngữ là một yếu tố làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Việc vay

mƣợn có chọn lọc thể hiện ý thức dân tộc, làm tiếng Việt ngày càng phong phú, ý thức giữ gìn tiếng nói của mình, ngôn ngữ của mình, vốn từ truyền thống nói chung cũng nhƣ từ nghề biển Quảng Trị nói riêng có vị trí và vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống, là công cụ giao tiếp chính yếu, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

Một phần của tài liệu 26092 17122020073424TRANTHIHIEN k31 NNH n LUANVAN (Trang 66 - 67)