TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN QUẢNG TRỊ XÉT THEO PHẠM VI SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu 26092 17122020073424TRANTHIHIEN k31 NNH n LUANVAN (Trang 67)

CHƢƠNG 2 PHÂN LOẠI TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ

2.4.TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN QUẢNG TRỊ XÉT THEO PHẠM VI SỬ DỤNG

2.4.1. Từ nghề biển là từ toàn dân

Từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp hạng kh c nhau, khi căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể chia ra từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ nhƣ từ địa phƣơng. Theo Nguyễn Thiện Giáp, từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những ngƣời nói ngôn ngữ đó, thuộc c c địa phƣơng kh c nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ. Từ vựng toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, là phƣơng tiện giao tiếp, trao đổi chung giữa mọi ngƣời, đây đồng thời cũng là cơ sở để cấu tạo từ mới, cần thiết để diễn đạt tƣ tƣởng, làm giàu cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ.

Việt Nam có đƣờng bờ biển dài 3.260 km, mở ra 12 hải lý và vùng kinh tế, bao gồm trong đó 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Có trên 3.000 loài sinh vật đ y và c , trong đó có khoảng trên 400 loài cá rạn và nhiều đặc hải sản (theo Nguyễn Hữu Thịnh). Từ xa xƣa cho đến ngày nay, sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền diễn ra mạnh mẽ, khi những lƣu dân ngƣời Việt từ đồng bằng Bắc Bộ trên bƣớc đƣờng Nam tiến về phƣơng Nam sinh sống ngày càng nhiều, đã diễn ra sự giao thoa, tiếp biến văn hóa lẫn nhau một cách phong phú, đa dạng, trong đó có giao thoa về ngôn ngữ. Bên cạnh sự giao lƣu văn hóa, xu hƣớng hội nhập với thế giới hiện nay làm cho việc trao đổi về ngôn ngữ đƣợc đẩy mạnh hơn. Trong xu hƣớng tất yếu đó, nhiều từ ngữ mang tính chất địa phƣơng đã dần dần đƣợc sử dựng rộng rãi và trở thành ngôn ngữ toàn dân. Từ ngữ nghề biển Quảng Trị cũng vậy, có nhiều từ ngữ nghề biển đƣợc sử dụng rộng rãi, khi nói đến mọi ngƣời đều hiểu nhƣ:

Nghề đánh cá:mực, tàu, ốc, tôm, gh , cua, ngao, thúng, ghe, cá chim, cá chuồn, cá đối, cá đuối, cá đổng…

Nghề sản xuất nƣớc mắm: mắm, cân, cá, bảo quản, chai nhựa

Nghề hấp sấy cá khô: Cá cơm, cá nục, xe kéo, cảng cá, bến cá, lán trại, thùng giấy, băng keo…

Nghề biển ở Quảng Trị vốn là một nghề truyền thống có từ lâu đời, tuy luôn gắn bó trong cộng đồng thôn xóm song biết dung hợp và tiếp nhận với môi trƣờng xã hội. Vì thế cũng hội tụ nhiều đặc trƣng của văn hóa khu vực Trung Bộ. Với từ toàn dân trong vốn từ nghề biển Quảng Trị, nghề đ nh c chiếm số lƣợng nhiều hơn cả. So với nghề sản xuất nƣớc mắm và nghề hấp sấy cá khô thì nghề biển trải dài hơn và rộng rãi hơn. Những cƣ dân sống ở vùng biển đa số làm nghề đ nh c vì vậy mà sự xâm nhập của từ nghề nghiệp vào từ toàn dân chiếm ƣu thế hơn, riêng nghề sản xuất nƣớc mắm và nghề hấp sấy cá khô thì không gian thu hẹp hơn vì vậy mức độ phổ biến có phần hạn chế.

Việc từ nghề nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhân dân và trở thành một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân đã làm cho vốn từ vựng cơ bản ngày càng giàu thêm, phong phú và đa dạng.

2.4.2. Từ nghề biển là từ địa phƣơng

Từ địa phƣơng là những từ ngữ đƣợc dùng hạn chế ở một vài địa phƣơng, đó là những từ biểu thị những sự vật hiện tƣợng, những hoạt động, những cách sống đặc biệt chỉ có ở một địa phƣơng nào đó, không phổ biến trong toàn dân(Nguyễn Thiện Giáp).

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất xét trên những điều kiện về lãnh thổ, về kinh tế, về tâm lí và văn ho vật chất, văn ho tinh thần… Tuy nhiên vẫn tồn tại những phƣơng ngữ địa lí và phƣơng ngữ xã hội.

Trong mối tƣơng quan giữa từ nghề nghiệp và từ địa phƣơng, ở đây chúng tôi xét về từ ngữ nghề biển là từ địa phƣơng Quảng Trị. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, có một bộ phận từ ngữ đƣợc cƣ dân vùng biển thƣờng dùng khác hẳn với từ toàn dân và khác với nhiều vùng kh c, đó là từ địa phƣơng mang đậm dấu ấn vùng biển Quảng Trị. Có thể kể đến nhƣ:

Nghề đánh cá:còong, hà, nôốc, bầu, thặc, lái, bại, l c, biu, dóng, sương, cá troòng, cá bằn chặn, cá chè ne, cá chèo đeng, cá dồông, cá ngờng, cá tho, đuốc, nay, vọng, néc, gia gia, chép chép, chành chành, lìa lìa, rầm rậm, bọt bọt, bọp bọp, triêng, lạu, bơ, biu, l c, cồn xeng, bại, lộông, sáp, củi chè, đoong, trọc, trớt, hớng, trút, trớt, khở, hầu sóng, câu rợng, câu quáng, đọoc cá, hoa lái, cộôc chèo …

Nghề sản xuất nƣớc mắm:độôc, xắc, đuốc, mói, hớng, trú

Nghề hấp sấy cá khô:bẻ trốôc cá, chắp, chang, đòn triêng

Từ nghề biển là từ địa phƣơng mang đậm nét văn hóa Quảng Trị, góp phần tạo nên đặc trƣng riêng không lẫn với vùng kh c, điều đó làm cho bức tranh ngôn ngữ văn hóa càng phong phú hơn.

2.5 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, ở trong chƣơng 2 này chúng tôi đã phân tích từ ngữ nghề biển của cƣ dân Quảng Trị xét về mặt cấu tạo và phạm vi sử dụng. Qua đó chúng tôi thấy rằng vốn từ nghề biển của cƣ dân Quảng trị rất phong phú gồm 870 đơn vị, tập trung chủ yếu ở ba phƣơng diện nghề chỉ phƣơng tiện và công cụ, hoạt động và chỉ sản phẩm.

Xét về mặt cấu tạo, từ nghề biển là từ đơn chiếm số lƣợng ít nhất, nhiều hơn từ đơn là ngữ định danh và chiếm t lệ nhiều nhất là từ ghép.Nhìn chung, các yếu tố đều phản ánh ở nhiều mặt của hiện thực, đa phần chúng thuộc lớp từ cơ bản, có nguồn gốc thuần Việt và đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của cƣ dân. Các yếu tố trong vốn từ nghề biển thƣờng gọi tên phƣơng tiện, công cụ thiết yếu, cũng nhƣ c ch thức sản xuất và sản phẩm của các nghề, số lƣợng từ đơn trong vốn từ vựng của nghề đ nh c nhiều hơn so với nghề sản xuất nƣớc mắm và nghề hấp sấy cá khô.Từ ghép luôn hƣớng đến sự phân biệt rõ ràng giữa c c sự vật, hiện tƣợng, tính cá thể, chi tiết hóa. Từ ghép ở tuyệt đại đa số trƣờng hợp đều xây dựng trên cơ sở hai thành tố trực tiếp. Từ ghép chính phụ chiếm t lệ cao. Xét theo số lƣợng thành tố trực tiếp: cấu tạo từ ghép chính phụtừ ngữ nghề biển Quảng Trị là từ ghép có hai thành tố trực tiếp, trong đó thành tố trực tiếp thứ nhất biểu thị ý nghĩa khái quát, giữ vai trò trung tâm. Thành tố trực tiếp thứ hai biểu thị c c đặc điểm, tính chất, thuộc tính mang tính khu biệt của thành tố thứ nhất.

Xét về mặt từ loại thì từ nghề biển là danh từ chiếm số lƣợng lớn nhất, xếp sau danh từ là động từ và chiếm số lƣợng thấp nhất là tính từ.Về nguồn gốc, từ nghề biển Quảng Trị đại bộ phận là từ thuần Việt, chiếm t lệ 97,82%.Về phạm vi sử dụng, từ nghề biển Quảng Trị bên cạnh lớp từ nghề nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi trong toàn dân, có một bộ phận từ ngữ không nhỏ thuộc lớp từ địa phƣơng đƣợc cƣ dân biển dùng để gọi tên sự vật thể hiện đặc trƣng riêng của từ nghề biển Quảng Trị.

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – VĂN HÓA TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở PHẠM VI BIỂU VẬT VẬT

Trong vốn từ nghề biển Quảng Trị, các từ ngữ mang ý nghĩa biểu vật biểu hiện các sự vật, hiện tƣợng, hoạt động, tính chất…Đi liền với ngôn ngữ là những yếu tố xã hội, lịch sử và các yếu tố tồn tại bên trong xã hội và cá nhân nhất định, vì vậy trong từ ngữ nghề biển Quảng Trị bên cạnh những từ ngữ mang ý nghĩa cố định còn có những từ ngữ mang ý nghĩa chƣa cố định, dễ biến động do mang tính chất xã hội, cá nhân.

Xét về mặt nội dung phản nh, từ ngữ nghề biển Quảng Trị có nội dung phản nh đa dạngbiểu thị công cụ, hoạt động, sản phẩm, c c hiện tƣợng tự nhiên liên quan đến nghề, ngƣ trƣờng, môi trƣờng khai th c, nguyên liệu cấu tạo công cụ, đơn vị đo lƣờng, biểu hiện cụ thể qua c c trƣờng ngữ nghĩa.

Trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa của vốn từ ngữ nghề biển Quảng Trị đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp vốn từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị TT Các nộidung phản ánh theo trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa Loại nghề Tổng số Nghề đánh cá Nghề sản xuất nƣớc mắm Nghề hấp sấy cá khô 1 Sản phẩm 334 10 9 353

2 Công cụ, phƣơng tiện 185 52 30 267

3 Quy trình hoạt động 122 43 20 185 4 Hiện tƣợng tự nhiên 12 0 0 12 5 Tổ chức, c nhân 4 0 1 5 6 Nguyên liệu 2 6 5 13 7 Ngƣ trƣờng, môi trƣờng 14 0 0 14 8 Đơn vị đo lƣờng 5 2 1 8 9 Tính chất 5 7 1 13 Tổng 683 120 67 870

Nhìn vào bảng thống kê và phân loại chúng ta thấy đƣợc sự phong phú của từ nghề biển Quảng Trị, cuộc sống của cƣ dân ven biển gắn bó với nghề biển rất sâu sắc, ăn sâu vào tiềm thức của họ và truyền từ đời này sang đời khác, chính sự lâu bền đó đã làm cho c ch tri nhận về thực tế cuộc sống càng sâu sắc, bên cạnh kế thừa các yếu tố từ ngữ truyền thống, từ nghề biển phát sinh thêm từ mới trong quá trình gắn bó với nghề. Đa số các từ nghề biển Quảng Trị chuyên định danh về sự vật hoạt động liên quan cụ thể đến nghề phản nh rõ nét đặc trƣng của nghề, hiếm thấy các từ mang tính chất trừu tƣợng hay từ biểu cảm sắc thái. Trong vốn từ nghề biển Quảng Trị đã khảo sát chúng tôi tập trung nghiên cứu lớp từ ngữ chỉ sản phẩm, công cụ, phƣơng tiện và quy trình hoạt động.Đây là những lớp từ thể hiện rõ nhất đặc trƣng của nghề.

Chúng ta biết những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi chúng ta diễn đạt đƣợc ý nghĩa của từ trong một hệ thống. Trong hệ thống ngữ nghĩa của từ nghề biển Quảng Trị có tiểu hệ thống (trƣờng nghĩa) và giữa chúng có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Chúng ta có thể phân định về quan hệ ngữ nghĩa của từ nghề biển thành quan hệ giữa c c trƣờng nhƣ trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển với trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớp từ ngữ chỉ quá trình hoạt động nghề biển và trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển.Phân định về quan hệ ngữ nghĩa của từ nghề biển thành quan hệ trong mỗi trƣờng với nhau.

Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng” F.de Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ gồm quan hệ ngang và quan hệ dọc. Ở chƣơng này chúng tôi xét đặc điểm ngữ nghĩa của từ nghề biển ở quan hệ dọc, trƣờng nghĩa dọc là trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm.

3.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển biển

Làm việc trong bất kỳ một nghề nào đó chúng ta đều phải có những phƣơng tiện và công cụ để thực hiện đƣợc công việc. Cũng nhƣ c c ngành kinh tế khác, nghề biển là một nghề đặc biệt, nghề lao động gắn với biển, cùng với nó chính là những phƣơng tiện công cụ cụ thể hữu ích có chức năng gắn với đặc trƣng của nghề.

Căn cứ vào trƣờng từ ngữ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển, chúng ta có các từ chỉ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển về vật thể, chất liệu, công dụng…mang những nét nghĩa cụ thể, gọi tên sự vật.

Dựa vào bảng số liệu 3.1 chúng ta thấy rằng, lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển Quảng Trị thu hập đƣợc có 267 đơn vị, trong đó nghề đ nh c có 185 đơn vị, nghề sản xuất nƣớc mắm có 52 đơn vị và nghề hấp sấy cá khô có 30 đơn vị.

Gắn bó với biển từ bao đời nay, với cƣ dân vùng biển thì nghề biển là một trong những nghề đem lại cuộc sống lâu bền và ổn định. Nhu cầu của quá trình khai th c đã giúp cho cƣ dân biết kế thừa truyền thống và ngày càng sáng tạo ra nhiều loại phƣơng tiện công cụ phục vụ cho nhu cầu hoạt động của nghề. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện công cụ nghề biển biểu hiện ở các nghề nhƣ sau:

a. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phương tiện nghề biển

số lƣợng từ nhiều nhất trong các nghề. Nghề sản xuất nƣớc mắm có 52 267 đơn vị chiếm t lệ 19,5%.Nghề hấp sấy cá khô có số lƣợng từ chỉ phƣơng tiện và công cụ ít nhất với 30 267 đơn vị chiếm t lệ 11,2%.

Nghề đ nh c có 17 đơn vị chỉphƣơng tiện đ nh bắt tạo thành c c trƣờng nhƣ: Trƣờng phƣơng tiện nghề đ nh c : thúng, ghe, thuyền, tàu, bè, nôốc. Đây là những từ chỉ phƣơng tiện đ nh bắt c , mang ý nghĩa chung, có c c trƣờng nhỏ có

quan hệ về nghĩa: Thuyền : Thuyền buồm, thuyền gỗ, thuyền vỏ sắt. Ghe: ghe nan,

ghe xăm, ghe tròng, ghe bơ Tàu: tàu thuyền, tàu bè, tàu lớn, tàu nhỏ .

Xét về mặt ý nghĩa, c c phƣơng tiện nghề đ nh c có những cách gọi tên nhƣ: Gọi tên theo hình dáng: thuyền th ng, ghe bơ, ghe tròng... Gọi tên theo kích thƣớc: tàu lớn, tàu nhỏ… Gọi tên theo chất liệu cấu tạo: thuyền buồm, thuyền gỗ, thuyền vỏ sắt, ghe nan, ghe máy…Gọi tên theo công dụng: ghe xăm

b. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ công cụ nghề biển

Nghề đ nh c có 168 đơn vị chỉ công cụ, nghề sản xuất nƣớc mắm có 52 đơn vị và nghề hấp sấy c khô 30 đơn vị tạo thành c c trƣờng từ vựng- ngữ nghĩa và gọi tên theo c c đặc trƣng kh c nhau:

Gọi tên theo chất liệu: lái xăm, lái cớc, lái bùng nhùng…(nghề đ nh cá), ca

nhựa, chai nhựa, rổ tre, nang tre, miễn tre, bể xi măng…(nghề sản xuất nƣớc mắm),

thùng giấy, sọt nhựa…(nghề hấp sấy cá khô).

Gọi tên theo tính chất hoạt động, công dụng: lái rùng, rập dậy, rập rời…(nghề đ nh c ), nắp đậy, dây buộc, vải lượt mắm, chàn lượt, mũ m c mắm, chất phụ gia, màu mè…(nghề sản xuất nƣớc mắm)… lò hấp cá, kho đông lạnh, bể chứa cá, nồi luộc cá, đòn ghánh… (nghề hấp sấy cá khô).

Gọi tên theo đối tƣợng: lái gh , lái mực, lái rập, lái tôm, lái anh, lái đục, lưới thu, lưới trích, rập ốc, rập gh … (nghề đ nh c ).

Gọi tên theo số lƣợng kích thƣớc: lái hai, lái ba…(nghề đ nh c ), đôộc to,

đôộc nhỏ…(nghề sản xuất nƣớc mắm).

Gọi tên theo cách thức hoạt động: lái quét, lái rê, lái kéo (lái kéo tôm, lái kéo cá, lái kéo tầng giữa, lái kéo tầng đáy, lái kéo đơn, lái kéo đôi), lái vây (lái vây

rút, lái vây rút cá nục, lái vây r t cá cơm, lái vây cá ngừ), lái chạy… Trong trƣờng từ lái rê có tiểu trƣờng nghĩa: lái rê cố định, lái rê trôi, lái rê tự động chìm nổi, lái rê nổi, lái rê đáy, lái rê một lớp, lái rê nhiều lớp, lái rê nhiều tầng…

Nhƣ vậy, về mặt nội dung phản ánh từ ngữ nghề biển Quảng Trị với lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện và công cụ nghề biển khá phong phú và có nhiều cách thức gọi tên khác nhau biểu hiện sự tri nhận của cƣ dân với hiện thực thực tế, quá trình lao động gắn với nghề đã thấm nhuần trong những cƣ dân khiến cho ngôn ngữ cũng mang đậm dấu ấn nghề nghiệp. Ngoài chức năng định danh đồng thời cũng có chức năng biểu vật. Hình thức biểu vật của tên goi theo lối miêu tả. “Biểu vật theo lối miêu tả luôn biểu thị bản chất của sự vật hiện tƣợng, nó bị chi phối bởi nguyên tắc tính có lí do”.

3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động tác, cách thức và quy trình hoạt động nghề biển

Gắn liền với những hoạt động sản xuất cụ thể và trực tiếp, lớp từ ngữ chỉ quá

Một phần của tài liệu 26092 17122020073424TRANTHIHIEN k31 NNH n LUANVAN (Trang 67)