Nghĩa của tác phẩm “Buồn Nôn”

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệ u:

1.3.3. nghĩa của tác phẩm “Buồn Nôn”

Tác giả đã biến câu chuyện thành một lý thuyết sâu xa với hình thức trình bày mới lạ, đây cũng là một trong những cái hay của tác phẩm. Với một trạng thái tâm linh đa dạng, tác giả đã làm cho người đọc ngạc nhiên với triết lý hiện sinh của tác phẩm. Truyện là một tiểu thuyết nhật kí chứ không phải là hồi kí hay tự truyện, mỗi lần giở những

trang nhật kí tính cách nhân vật dần dần hiện lên, ta có thể bóc trần được những lí lẽ mà ít nhiều qua đó chúng ta có thể thấy được nhân bản của nó. Từ đó có một cái nhìn hiện sinh của một bản thể tự do, tự tại mà đôi lúc nó sẽ xảy ra trong đời người, vốn mang thân phận xót xa và đau khổ.

Câu chuyện trong Buồn Nôn có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán của nhân vật Roquentin, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô. Sartre đã dùng phương pháp hiện tượng học để chứng minh rằng đời sống của con người thì không có mục đích. Nhân vật chính trong tác phẩm đã phát hiện ra nhiều sự ghê tởm của thế giới xung quanh. Anh ta và sự cô đơn của anh ta đã dẫn đến nhiều kinh nghiệm về buồn nôn tâm lí. Dần dần anh ta nhận thức được rằng con người là một hiện tượng ngẫu nhiên, không có ý nghĩa và không có giá trị gì cả, không cần thiết và không có cả lí do để tồn tại. Trong sự nhập cuộc của mình, con người hiện sinh đã cố gắng đưa ra một giải thoát cho tâm tư, bằng sự thể hiện vào trạng thái hiện sinh tuyệt đối. Nhưng trên thực tế, con người hiện sinh vẫn chỉ là con người hữu hạn, bị giới hạn một cách tàn nhẫn. Trong nhật kí, nhân vật luôn luôn buồn nôn với mọi thứ mà anh ta bắt gặp như một thái độ phản kháng những gì thuộc về lí tính cứng nhắc siêu hình. Nhân vật chính Roquentin đang trên con đường khám phá lí do tồn tại của con người là không có lí do gì hết. Con người là một hiện thực ngẫu nhiên, không có lí do tồn tại.

Điểm mấu chốt của thuyết hiện sinh là con người phải hành động, là sự dấn thân, là sự trải nghiệm với chính cuộc sống của mình. Và con người, trước hết chỉ là hư vô, vì vậy con người không thể định nghĩa được. Con người phải hiện hữu, gặp gỡ, xuất hiện trong thế giới đã, rồi mới được định nghĩa. Chính vì thế, con người chỉ tồn tại sau đó, chỉ tồn tại như những gì mà nó được làm ra. Điều đó được thể hiện qua sự hành động, sự dấn thân và sự trải nghiệm. Chính từ đây, có thể nói rằng thuyết hiện sinh định nghĩa con người bằng hành động.

Buồn Nôn là một câu chuyện hư cấu nhưng có thực và sống thực qua nhân vật Antoine Roquentin. Tư tưởng của Sartre đạt tới cực điểm và lan tỏa, vượt qua được sức mạnh của cảm giác, tức nỗi đau khổ không cùng của con người đứng trước hiện hữu; tất cả được thể hiện rộng rãi từ dưới thể tính bầy nhầy, nhão quẹt (vicous) trộn lẫn với loãng chất (puddle) của cái thời đầy rẫy bóng tối vây quanh và lan trải như vết dầu loang; những hiện tượng đó là cơ hội dành cho Sartre phát triển chủ nghĩa hiện sinh, mà nhân tố hiện sinh chính là nhân bản, là yếu tố tâm lý và sinh lý giữa hiện thể và hiện vật xảy

Truyện Buồn Nôn không phải là một truyện đầy đủ như mọi truyện, mà nó ghép lại qua từng mảnh làm thành một. Mỗi bài có cái hay riêng, lan tỏa khắp nơi mà hầu như là những bài bình luận. Buồn Nôn đã cho chúng ta thấy được sự sáng tạo, kỷ thuật hành văn và nhất là sức trong sáng trong triết thuyết của Jean-Paul Sartre. Truyện đã đưa dẫn chúng ta đến gần với con người trong cùng hoàn cảnh, nơi mà chúng ta đang chiếm cứ. Allen Tate nói: “Đó là chức năng tối thượng của nghệ thuật”.

Như vậy, tác phẩm Buồn Nôn đã đưa đến cho chúng ta một triết thuyết về hiện sinh được thể hiện vô cùng nổi bật qua nhân vật Roquentin, đây cũng là điểm thành công làm nên tên tuổi của tác phẩm. Trong cuốn Buồn Nôn, Sartre có ý hướng chứng minh rằng những thiên kiến, những truyền thống quen thuộc khiến cho con người quên rằng mình vốn sống trong một vũ trụ thù nghịch và khôn lường, và khi nhận thức được sự kiện này, con người nôn mửa vì tuyệt vọng, nhưng con người có thể thoát khỏi sự tuyệt vọng này bằng nghệ thuật và bằng hành động. Theo đó, triết thuyết hiện sinh cho rằng chúng ta đều là những thực thể tự do và vì vậy, đều có trách nhiệm với mọi sự lựa chọn và hành động của bản thân mình, chúng ta là phải những tác giả của cuộc đời mình và kiến thiết những gì chúng ta đeo đuổi. Buồn Nôn trở thành một luận cứ triết học của học thuyết hiện sinh mà Jean-Paul Sartre là kẻ đưa đường. Tác phẩm Buồn Nôn của ông đã để lại hậu thế những giá trị tuyệt đối, vượt thời gian qua những án văn chương bất hủ, một phạm trù triết học đầy nhân tính trong thuyết hiện sinh của ông. Jean-Paul Sartre là nhân vật thời thượng qua mọi thời đại của nền văn học sử hiện đại.

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 25 - 27)