Con người trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 58 - 66)

6. Tổng quan tài liệ u:

2.3.2.1.Con người trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội

Con người hiện sinh không phải là con người lập dị, con người tách mình khỏi quần chúng, mà đó là con người tự do trong tính toàn thể của xã hội, mỗi cá nhân là một nhân vị, mỗi xã hội cũng là một nhân vị tồn tại trong tính toàn thể. Để bảo tồn được nhân vị của cá nhân, thì cá nhân cũng góp phần tham gia vào bảo tồn giá trị nhân vị của cộng đồng.

Nói rằng con người có trách nhiệm với bản thân mình không có nghĩa là con người chỉ có trách nhiệm đối với bản thân của anh ta, mà anh ta còn có trách nhiệm đối với toàn thể loài người. Khi nói rằng con người tự lựa chọn, thì có nghĩa rằng mỗi người trong chúng ta tự lựa chọn bản thân mình, nhưng đồng thời điều đó có nghĩa là trong khi tự lựa chọn, mỗi cá nhân tự lựa chọn toàn thể loài người. Mỗi hành động vừa làm nên người mà ta muốn trở thành, vừa tạo nên một hình ảnh của con người mà ta cho là lý tưởng. Lựa chọn cũng có nghĩa là khẳng định giá trị của cái mà ta lựa chọn, bởi ta không bao giờ có thể chọn điều ác; điều mà chúng ta chọn bao giờ cũng là điều thiện, và không có điều nào tốt cho chúng ta mà lại không tốt cho tất cả mọi người. Mặt khác, nếu tồn tại có trước bản chất và ta vừa muốn tồn tại vừa tạo nên hình ảnh của bản thân ta, hình

đại đó. Vì vậy mà trách nhiệm của chúng ta lớn hơn điều chúng ta có thể tưởng tượng rất nhiều vì nó có liên quan đến toàn thể loài người.

Chẳng hạn tôi có thể muốn gia nhập một đảng phái, viết một cuốn sách, lập gia đình, tất cả những điều đó chỉ là sự biểu hiện của một sự lựa chọn nguyên thủy hơn, tự khởi hơn những gì mà người ta gọi là ý chí. Nhưng nếu đúng là sự hiện hữu đi trước bản chất, thì con người chịu trách nhiệm về những gì nó đang tồn tại. Như vậy, bước đi đầu tiên của thuyết Hiện sinh là đặt mọi người vào việc chiếm lĩnh những gì mình đang tồn tại, và đặt lên con người toàn bộ trách nhiệm về sự hiện hữu của mình. Và khi chúng tôi nói rằng con người chịu trách nhiệm về chính mình, thì chúng tôi không muốn nói rằng con người chịu trách nhiệm về cái cá nhân chật hẹp của mình, mà muốn nói rằng con người chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người.

Chính bởi những điều này đã hình thành nên nỗi lo sợ hay lo âu của con người. Một người dấn thân và hiểu rằng anh ta không chỉ là người anh ta tự chọn để trở thành, mà sẽ đặt ra những quy định với bản thân vì khi chọn bản thân mình anh ta đã chọn cả một kiểu nhân loại, anh ta sẽ không thể không thoát khỏi cảm tưởng về trách nhiệm lớn lao và sâu sắc của bản thân mình. Tất nhiên là nhìn bên ngoài có một số người thường không hay lo lắng và điều đó có nghĩa là họ đang chạy trốn nỗi lo sợ; tất nhiên là nhiều người tin rằng hành động của họ chỉ ràng buộc bản thân họ. Nhưng thật ra bao giờ trong mỗi người lúc nào cũng phải tự hỏi: nếu ai cũng làm như vậy thì sẽ ra sao? và ta chỉ có thể từ bỏ ý nghĩ đáng lo ấy bằng cách cố tình tin vào nguỵ tín mà thôi.

Sự lo sợ mà thuyết hiện sinh miêu tả còn được lý giải bởi trách nhiệm trực tiếp đối với những người có liên quan. Sự lo sợ này không phải là màn che chúng ta khỏi hành động, mà nó chính là một phần của hành động. Trong sự hiện hữu của mình, con người khám phá ra sự tồn tại của tha nhân và tha nhân là điều kiện cho sự hiện hữu của mình: "Chúng ta tự mình đạt được mình khi đối diện với tha nhân và đối với chúng ta thì tha nhân chắc chắn là có đó, cũng như chúng ta chắc chắn rằng chúng ta có vậy. Như thế con người trực tiếp đạt được mình bằng "cái tôi tư duy” và đồng thời khám phá ra hết mọi người khác, đàng khác, con người lại khám phá ra rằng tha nhân là điều kiện cho sự hiện hữu của mình". Rằng, giữa tôi và tha nhân có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau và mặc dù, tha nhân là kẻ cướp mất tự do của tôi, nhưng tha nhân là có, nó cùng tồn tại song hành với sự tổn tại của tôi và tôi phải chấp nhận nó, sự tự do của tôi chỉ có thể đạt được nếu tôi cũng tôn trọng tự do của tha nhân.

Trong triết học hiện sinh cụ thể là triết học của J.P. Sartre cho rằng con người phải có trách nhiệm với toàn thể xã hội bởi họ là người sáng tạo ra thế giới. Trách nhiệm thường được hiểu là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời, là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình. Cũng như tự do, trách nhiệm và sự phát triển năng lực trách nhiệm của con người gắn liền và bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người. Trách nhiệm hình thành trong quá trình điều chỉnh lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên xã hội. Con người sống và thực hiện lợi ích của mình trong một cộng đồng, một xã hội nhất định. Lợi ích của mỗi người chỉ có thể thực hiện được trong một tương quan nhất định với lợi ích của người khác, của xã hội. Cụ thể hơn, để thực hiện lợi ích của mình, mỗi người phải đáp ứng, ở một mức độ nào đó, lợi ích của người khác, lợi ích của xã hội. Cũng như vậy, lợi ích của xã hội chỉ có thể được thực hiện khi xã hội có những bảo đảm nhất định cho lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên xã hội. Chính từ đây, vấn đề nghĩa vụ trong hoạt động của con người nảy sinh. Nếu quyền là hình thức biểu hiện tự do thì nghĩa vụ là hình thức biểu hiện của trách nhiệm. Như vậy, tự do là hành động thực hiện trách nhiệm một cách tự giác, tự nguyện, còn trách nhiệm là hành động đáp ứng và đảm bảo cho tự do của con người.

Xét về mặt chủ thể, có thể thấy, trách nhiệm bao hàm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm xã hội. Con người với tính cách con người cá nhân có trách nhiệm với bản thân, với người khác (người thân, đồng nghiệp, đồng bào...), với xã hội. Với bản thân, con người có trách nhiệm chăm lo sự phát triển nhân cách để trở thành con người có ích cho xã hội. Với người khác, con người có trách nhiệm hiểu và tôn trọng nhân cách của họ, giúp đỡ họ khi cần thiết. Với xã hội, con người có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và phát triển lợi ích xã hội. Sự phát triển của trách nhiệm cá nhân là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xác lập và bảo vệ lợi ích xã hội, đồng thời, góp phần vào sự phát triển trách nhiệm cho cả cộng đồng, xã hội. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, với việc thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của dân chủ, vị thế, tính tích cực xã hội của mỗi con người trong xã hội ngày càng gia tăng. Vì vậy, trách nhiệm của họ đối với xã hội cũng gia tăng. Sự tham gia tích cực và rộng rãi của mỗi người dân, mỗi cá nhân vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ khẳng định quyền (tự do) của họ, mà còn đòi hỏi một tinh thần phụ trách, tinh thần trách nhiệm cao hơn. Tuy nhiên, dưới sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của giao lưu, hội

thách thức nghiêm trọng. Nhiều biểu hiện thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm gây tổn hại lợi ích xã hội đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong khi quan tâm đến sự thực hiện dân chủ, tức là quan tâm đến tự do của con người, cũng đồng thời chú trọng và đòi hỏi cao đối với trách nhiệm cá nhân của con người. Điều 11 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định rằng, công dân “có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống cộng đồng”.

Ngày nay, quá trình hiện đại hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những nhân tố cơ bản nhất quy định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo điều kiện mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp hội, tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự do đó, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng.

Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới.

Kết luận chương II

Có thể nói Buồn Nôn là câu chuyện hay tiểu thuyết mang tính hư cấu nhưng có thực và sống thực. Hình ảnh của Sartre được hòa quyện qua nhân vật Roquentin – một anh chàng đam mê nghiên cứu và thích tự do. Mọi người đã vô cùng kinh ngạc bởi triết thuyết hiện sinh dưới dạng một quyển tiểu thuyết đầy ấn tượng. Sartre đã diễn tả được cái sâu sắc trong nội tâm con người, cái ray rứt, tàn nhẫn xảy ra quanh cuộc đời mình trong sự cảm nhận giữa con người với thế giới. Cảm xúc của Roquentin được thể hiện rộng rãi từ dưới thể tính bầy nhầy, nhão nhẹt trộn lẫn với loãng chất của cái thời đầy rẫy bóng tối vây quanh và lan trải như vết dầu loang. Dường như tư tưởng của Sartre đã vượt qua được sức mạnh của cảm giác hay nói cách khác đó là sự đau khổ khốn cùng của con người khi đứng trước hiện hữu. Những hiện tượng cảm xúc đó chính là cơ hội cho Sartre có thể phát huy được chủ nghĩa hiện sinh của mình. Qua yếu tố hiện sinh là nhân bản, yếu tố tâm lý và sinh lý được xảy ra cùng một lúc giữa con người và sự vật.

Sartre trở thành kẻ đưa đường, để lại cho hậu thế một tác phẩm mang giá trị tuyệt đối, vượt qua thời gian, vượt qua tất cả những án văn chương bất hũ bằng một phạm trù triết học đầy nhân tính. Chủ nghĩa hiện sinh đã giúp Sartre vươn lên thành một con người của mọi thời đại, luôn thời thượng, mới mẻ và hiện đại.

Tác phẩm Buồn Nôn đã mang lại giá trị không chỉ cho cá nhân và còn cho quốc gia dân tộc. Đưa cá nhân đi đến một hướng sáng trong tương lai, biết lựa chọn mục đích, lí tưởng sống và cách sống có ích. Nếu tất cả mọi người đều mang một lý tưởng sống cao đẹp thì quốc gia dân tộc sẽ ngày càng phát triển. Bởi họ là những con người sống có trách nhiệm với cuộc đời của chính bản thân và cuộc sống của toàn xã hội.

Jean-Paul Sartre – người thầy tư tưởng của lớp thanh niên Pháp và của tất cả nhân loại. Trong một xã hội châu Âu đầy thương tích bởi chiến tranh thế giới thứ II, mọi người vẫn còn đang bàng hoàng, ngơ ngác tìm lối thoát. Văn học của Sartre dường như kéo họ ra khỏi bế tắc đó, ông là một nhà triết học luôn dấn thân và nhập cuộc, mang một luồng gió mới về triết học hiện sinh vô thần trong những sáng tác văn học của mình. Mỗi tác phẩm của ông như một tiếng gọi từ sâu trong tâm hồn, và hiển nhiên, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó trở thành tiếng gọi. Nó thu hút được mọi người, đặc biệt là giới trẻ, những tác phẩm của ông đã xâm nhập vào đời sống của họ làm cho họ bị cuốn hút theo những tư tưởng mới mẻ của mình. Tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Buồn Nôn. Quan điểm của ông được thể hiện rõ nét thông qua nhân vật Roquentin: con người không có bản tính thiên phú, mỗi cá nhân được quyền phát triển tính cách của bản thân thông qua những sự lựa chọn và quyết định của bản thân mình. Một con người hiện sinh thường lo âu và phiền muộn, họ phải tự chọn lấy bản chất của mình. Con người luôn bị ràng buộc bởi cuộc sống, phải tự đối mặt với những quyết định trong đời dù nó đúng hay sai họ cũng không thể từ chối bằng cách khước từ hành động.

Buồn Nôn được bắt đầu bởi một nhân vật hư cấu có tên là Roquentin, tiểu thuyết cho rằng nội dung được tìm thấy trong đống giấy tờ của Roquentin khi chàng đang nghiên cứu về ngài bá tước De Rollebon. Tiếp theo là những cảm xúc được anh cho rằng nó chính là căn bệnh cần phải được chữa trị bởi nó khiến chàng buồn nôn. Roquentin bắt đầu mô tả những cảm xúc của mình qua những thời điểm, những nơi mà chàng đến và những con người mà chàng gặp. Thông qua Buồn Nôn, Sartre đã đề cập đến hàng loạt vấn đề của xã hội như: tình yêu, tôn giáo, sự sống, cái chết, …Đồng thờ thể hiện quan niệm, triết lý của mình qua nhân vật trung tâm của tác phẩm – Antoine Roquentin. Con người được nhìn nhận như một thể độc lập, họ phải chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân.

Jean-Paul Sartre là nhà văn được nhiều thế hệ người đọc yêu mến bởi những cống hiến của ông cho chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp vào thế kỉ XX. Và có lẽ khao khát làm con người hiện sinh trong ông vô cùng to lớn đã thôi thúc ông làm nên những điều kì diệu và vĩ đại. Ông cũng chính là người đầu tiên “dám” từ chối giải Nobel văn học do Học viện hàn lâm Thụy Điển trao tặng năm 1964 với một bức thư tay do chính mình viết để nói về lý do ông hành động như vậy. Một điều đơn giản ông chỉ muốn hoàn thành một cách trọn vẹn cuộc đời mình với những đam mê, những tư tưởng mà ông đang theo đuổi.

Buồn Nôn một tác phẩm mang những giá trị to lớn đã làm cho cả một nhân loại phải nhìn lại. Nhìn lại cách sống, nhìn lại sự lựa chọn của bản thân và bắt đầu hành động. Tác phẩm hướng con người đến việc lựa chọn cách sống, sống là chính mình để chứng

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 58 - 66)