Tính chất của tác phẩm

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 27 - 31)

6. Tổng quan tài liệ u:

1.3.4. Tính chất của tác phẩm

Tác phẩm La Nausée (Buồn Nôn, 1938) là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của Jean-Paul Sartre. Tác phẩm được viết dưới hình thức một cuốnnhật kí của nhân vật chính trong truyện tên Antoine Roquentin: “Điều tốt nhất là ghi lại những biến cố trong từng ngày một. Tạo giữ một cuốn nhật kí để nhìn thấy rõ ở đấy. Đừng để vượt thoát những sắc thái, những sự kiện nhỏ nhặt, ngay cả khi chúng không có vẻ gì cả, và nhất là xếp hạng chúng”. [13]

Hình thức (nhật kí) là dạng thức rất quen thuộc đối với mỗi người. Song nội dung của quyển nhật kí này lạ vô cùng lạ lẫm thu hút được sự tò mò của người đọc. Những tưởng cuốn sách sẽ là những biến động xảy đến mỗi ngày đối với nhân vật, hay chăng tâm trạng của người viết như thế nào. Sự thực lại là những câu chuyện được xuất phát từ điểm nhìn người viết dưới một góc độ hoàn toàn khác, soi chiếu vào cái bên trong sâu thẳm nhất của sự vật và con người mà trước nay ta dửng dưng, thờ ơ và đối xử với nó

một cách không công bằng. Đọc truyện, chúng ta phải giật mình vì chúng ta thấy mình trong đó, soi chiếu tâm hồn mình trong cái gương soi mang tên “Buồn Nôn” cùng những điều rất quen thuộc mà ta chưa ý thức được về mình. Hơn nữa, những tư tưởng lạ, đó là tư tưởng mang đậm chủ nghĩa hiện sinh, hướng tới việc con người phải đi tìm chính mình với những tầng thực siêu thực nhất.

Khi đi vào tìm hiểu câu trả lời từ nhan đề tác phẩm điều mà đọc giả gặp phải đầu tiên đó là một câu chuyện rất khó hiểu. Có thể nói Buồn Nôn không phải là một tiểu thuyết khó đọc, nhưng khó muốn đọc hết một lần nếu ta định biết cốt truyện. Nhiều đoạn mô tả cận gần đến chân lông sợi tóc về thân xác, cặn kẽ như trên mặt hành tinh nguyệt cầu, khiến ta không có ấn tượng đẹp (người nữ sà xuống quá gần để khêu gợi khiến người nam buồn nôn); hoặc mô tả cử chỉ đồng tính luyến ái (bàn tay của hai người nam quyện lấy nhau); hoặc nhiều đoạn dài dòng về lịch sử một nơi chốn; hoặc lai vãng khắp nơi những “buồn nôn-phi lí” được lặp đi lặp lại như điệp khúc… Trong khi đó, có những đoạn mô tả độc đáo về hiện hữu (không phải chỉ như từ ngữ trừu tượng) mà là trực quan chỉ triết gia Sartre mới tiếp cận được như vậy, và với những ý tưởng về hiện sinh lạ lùng. Buồn Nôn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị trong văn học Pháp, nó không chỉ độc đáo ở tư tưởng mà còn ở bút pháp hiện sinh, mô tả hiện tượng luận, ở giá trị về phương diện thẩm mỹ, chất men gợi dậy cơn buồn nôn qua cảm nhận dư thừa và phi lí, khai từ thơ mộng cho thiên triết luận hữu thể và hư vô, hiện hữu phi lí nhưng ta có tự do lựa chọn trách nhiệm. Nói tuần tự cho có sự sắp đặt, thật ra thì những ý tưởng hiện sinh như hiện hữu, buồn nôn, dư thừa, phi lí, hư vô… trộn lẫn vào nhau, cùng hiện diện đôi khi chỉ ở trong một câu. Sắp đặt theo tuần tự chỉ là theo những điều nào đề cập trước, đề cập sau.

Nó không giống những câu chuyện thông thường với những chuỗi sự việc diễn ra theo thời gian và không gian nhất định, cái này trước nói trước cái này sau nói sau, đằng này lại khác hoàn toàn dường như khi đọc tác phẩm chúng ta khó lòng sắp xếp trình tự giống như một câu chuyện theo lối kể thông thường, bởi cách kể giống như những mảnh ghép của kí ức khó mà có thể sắp xếp ngay ngắn mạch lạc nội dung. Tác phẩm được viết theo trình tự thời gian (sắp xếp theo từng ngày) nhưng sự thật lại không theo cái thời gian hiển hiện ấy khiến cho người ta phải chăm chú mà đọc, mà xem, mà liên kết. Cho nên, câu chuyện “Buồn Nôn” này thật sự rất khó hiểu, hơn nữa với độc giả phương Đông không quen với lối viết phương Tây nên càng khó hiểu hơn. Thậm chí nếu chỉ đọc sơ

loại tiểu thuyết. Thế nhưng chính điểm khó hiểu, khó tiếp thu ấy lại là một điểm đáng thu hút của tác phẩm. Sở dĩ khi đọc một tác phẩm nghệ thuật ắt hẳn ai cũng muốn hướng đến việc ta phải nắm được nội dung tác phẩm nói đến điều gì thì khi đọc “Buồn Nôn” cũng không ngoại lệ. Nếu như nhan đề đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, kích thích tính tò mò của đọc giả thì khi nội dung khó hiểu sẽ khiến người ta hiếu kì hơn và băn khoăn không biết tác phẩm này có điều gì hay để mà lại được nhiều bạn đọc yêu thích như vậy. Từ điều đó những độc giả sẽ quyết tâm đọc hiểu cho bằng được mới thôi. Nội dung càng khó hiểu sự hiếu kì càng tăng. Những mảng màu được pha trộn tưởng chừng rối rắm song lại có sự liên quan chặt chẽ. Càng đi sâu vào mê cung của Buồn Nôn, người ta lại càng nảy sinh cái ý chí ngộ ra nó và chính mình. Điều đó sẽ là động lực để người đọc có quyết tâm đi vào tìm hiểu cho bằng được nội dung chứa đựng trong tác phẩm, và ắt hẳn sẽ tin rằng bên trong cái sự khó hiểu đó sẽ chứa đựng một nội dung sâu xa chứ không thông thường như những tác phẩm khác.

Tóm lại, Buồn Nôn được tác giả viết theo kiểu đóng, mở đầu là ở thị trấn Bouville, kết thúc tác phẩm nhân vật cũng tìm ra được bản ngã của chính mình ở tại nơi này, dù để có được điều đó anh ta đã phải trải qua rất nhiều tâm trạng khác nhau. Đây là kiểu cấu trúc về cá nhân, bởi ngay từ cái tên của tiểu thuyết tác giả đã cho người đọc thấy sự hình thành cá tính của nhân vật, cũng như hành trình và cả những khủng hoảng mà nhân vật sẽ gặp phải. Bằng những thủ pháp của việc kể chuyện, như việc kể theo trục tuyến tính của thời gian, theo đó là trật tự trước sau của các biến cố, trình bày nhân vật một cách rõ ràng, các nơi chốn cụ thể của cuộc phiêu lưu mà nhân vật sẽ gặp phải để thông qua đó nói lên quan điểm của tác giả, sự ghê tởm, thái độ lợm giọng, buồn nôn với chính xã hội mà anh ta đang sống.

Kết luận chương I

Jean-Paul Sartre với những tư tưởng hiện sinh mới mẻ ẩn mình trong những tập tuyển thuyết, kịch đã trở thành những khuynh hướng sáng tác văn học ở thế kỉ XX. Tác phẩm hiện sinh Buồn Nôn xuất hiện như một sự cứu vớt linh hồn cho những con người đang sống trong cảnh lầm than, cực khổ ở một xã hội vắng niềm tin. Chính vì thế nó đa gây ra nhiều làn sóng bình luận và những ảnh hưởng đa chiều tích cực lẫn tiêu cực.

Thuyết hiện sinh của Sartre được xem là một học thuyết vô thần nhưng ảnh hưởng của nó lại chẳng bộc lộ như vậy. Nó chứng minh rằng thượng đế không tồn tại nói một cách chính xác hơn là cho dù thượng đế có tồn tại đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì thay đổi. Bởi con người cho dù có lạc vào lầm than, tăm tối thì chẳng có ai cứu vớt họ và chỉ có họ mới có thể cứu vớt được bản thân mình ra khỏi đó. Họ phải tìm lại chính mình bằng những sự lựa chọn sáng suốt chính vì vậy mà họ hiện hữu. Đối với Sartre, con người lúc nào cũng ở ngoài bản thân mình và họ bị kết án tự do. Thuyết hiện sinh của Sartre luôn cho rằng con người chỉ là hư vô sự tồn tại của họ ngay từ ban đầu đã phi lý vì thế họ phải làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa thì mới hoàn thành được mục đích tồn tại của mình.

Buồn Nôn là tác phẩm hư cấu mang tính siêu lý ở thế kỉ XX. Buồn Nôn là một tiểu thuyết vừa đương đại vừa hiện thực cho một chủ nghĩa hiện sinh mà Sartre chủ xướng một cách trung thực và đầy sáng tạo giữa đời này. Nhân vật Roquentin được Sartre tạo ra đại diện cho tất cả mọi người với những cung bậc cảm xúc khác nhau khi đối diện với hiện thực cuộc sống. Mặc dù chàng luôn cảm thấy buồn nôn, nhưng chàng vẫn phải đối diện với nó để có thể tìm ra bản ngã của mình. Thấm thía được nội dung của tác phẩm Buồn Nôn, ngày nay đã không còn ai đặt vấn đề hay bình phẩm về nó nữa, vì tất cả những giá trị mà nó mang lại đã được khai thác và bộc lộ thực thụ.

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA JEAN-PAUL SARTRE VỀ VẤN ĐỀ CON

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 27 - 31)