Con người dự phóng

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 46 - 48)

6. Tổng quan tài liệ u:

2.2.2. Con người dự phóng

Sartre đã định nghĩa “con người là những dự phóng”. Chính nhờ có những dự phóng này, con người mới thể hiện rõ được quyền tự do của mình, vì chính lúc ấy, con người mới có quyền sáng tạo, được toàn quyền tự tạo ra bản tính và ý nghĩa cho đời của mình. Và ông đã hoàn toàn đưa được những dự phóng này vào chính nhân vật Roquentin trong tác phẩm Buồn Nôn.

Sartre cho rằng: con người có ba phạm trù dự phóng, phạm trù thứ nhất là: Làm, phạm trù thứ hai là: Có, phạm trù thứ ba là: Là. Tính chất của dự phóng bao giờ cũng là làm vì có làm mới đạt tới có được; có, ở đây mang một đặc tính chiếm hữu. Chiếm hữu là một khát vọng của con người. Con người sinh ra vốn là một sự kiện thừa thãi phi lý giữa dòng hiện sinh của vũ trụ vốn thừa thãi phi lý. Nhưng trong tất cả những cái thừa đó, đối với ý thức của con người, đều trở thành thiếu, con người tự cảm thấy mình luôn luôn thiếu, vì thiếu nên mới phải lựa chọn. Lựa chọn cho sự hoài bão vô cùng của lòng tham con người, mà lòng tham con người vốn chỉ là những lỗ hổng hư vô thì có bao giờ đầy được cho. Sau khi đã có rồi, tức là chiếm hữu được những gì mình ước muốn thì lòng tham đó lại vượt lên một bước nữa, vượt lên để chiến thắng với cái hữu hạn của sự

là tất cả thì mới thoát khỏi giới hạn cuộc đời. Nhưng con người vốn không thể là tất cả được. Ý thức người luôn luôn tách rời ra khỏi bản thể vô thức để thức giác sâu xa được rằng: mình chỉ là một dòng hiện sinh cô độc trong một vũ trụ lầm lì tăm tối. Thâm cảm như vậy, Sartre đã kết luận: “đời người là một đam mê vô ích”. Dù biết là vô ích, dù sống với những sự kiện thừa thì con người vẫn phải sống và ý thức bao giờ cũng nằm trong trạng thái thiếu thốn, thèm khát. Thiếu thốn vì sự chấp giữ cái bản ngã của mình.

Chẳng hạn như việc Roquentin nghiên cứu về hầu tước De Rollebon. Con người này đã để lại trong suy nghĩ của Antoine Roquentin những trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Ban đầu là sức hút quyến rũ “ông có vẻ quyến rũ tôi mãnh liệt và ngay tức khắc, căn cứ trên dòng chữ nhỏ nhắt đó, tôi yêu ông xiết bao”, sau có lúc lại tỏ ra buồn nản, chán ghét “nhưng bây giờ con người ấy làm tôi buồn nản”, có khi cảm thấy chán ngấy như trong một cảm giác kinh tởm, ngay cả đến giấc ngủ cũng bị ám ảnh “dường như tôi thấy khuôn mặt mình hay cảm nghiệm thân thể mình, bằng một thứ cảm giác nặng nề và có tính cách cơ thể. Nhưng còn những người khác, như Rollebon chẳng hạn. Khuôn mặt ông có được ngủ yên khi nhìn trong mắt kính hay không”. Và từ đó những cơn buồn nôn bắt đầu kéo đến. Qua đó, ta có thể thấy rằng, quá trình nghiên cứu của nhân vật Roquentin về nhân vật Rollebon là khởi đầu cho những cảm giác khác thường trong chàng: cảm giác Buồn Nôn.

Dường như Antoine Roquentin chứa đựng những mâu thuẫn về sự hiện sinh của vị hầu tước này, có lúc chàng coi De Rollebon là một người thú vị, tốt bụng, đơn giản và ngây thơ, là tượng trưng cho sự biện chứng duy nhất trong cuộc đời anh ta, song anh ta cũng cảm thấy mệt mỏi vì ông hầu tước, ghê tởm con người ấy. Mặc dù đã ngừng nghiên cứu về Rollebon nhưng những hình ảnh về ông cũng không dễ dàng mất đi trong đầu Roquentin, bởi lẽ hình ảnh đó đã hiện hữu trong chàng từ rất lâu giống như một cá thể sống hiện hữu trong chính con người chàng. Có thể nói sự nghiệp nghiên cứu về hầu tước Rollebon là niềm đam mê lớn của chàng, chính vì vậy khi quyết định từ bỏ thì niềm đam mê ấy cũng đã kết thúc.

Ban đầu Roquentin đi nghiên cứu về ngài hầu tước Rollebon vì Rollebon chính là một hiện thể để biểu tượng ra với cuộc đời Roquentin. Nhưng khi đang nghiên cứu thì chàng muốn kết thúc sớm chuyện này để có thể đạt đến sự tự do cho bản thân. Với mong muốn tìm kiếm khám phá bản thân nhưng càng suy nghĩ càng khám phá thì chàng lại cảm thấy buồn nôn. Chàng có khát vọng vươn tới những thứ cao hơn là những nghiên cứu chỉ để khám phá ra bản thân. Chàng muốn mình trở nên tự do và không vướn bận

với bất cứ một điều gì khác. Chính vì càng khám phá thì càng thấy rằng sự tồn tại của con người chẳng có bất kì một lý do nào hết, và chúng ta phải làm có nó có ý nghĩa bằng cách đạt đến sự tự do. Có cắm mình về phía trước theo đuổi những ý nghĩ xa xôi, những giấc mộng chưa được thành hình rõ rệt, thì con người ấy không bao giờ có thể đạt được một ước nguyện hoặc một giá trị nào cả.

Trong Buồn Nôn, Roquentin chỉ mới hoàn tất có một phần con đường đang đi, đó là một phần của hành trình khước từ. Chàng khám phá thế giới và cũng ở trong một khía cạnh nào đấy chàng khám phá luôn chính mình. Làm thế để cảm thấy tính cách xạ lạ, tính cách bất thích nghi luôn hiện hữu trong con người của chàng đối với thế giới ấy, từ đó chàng muốn tự tử, và lòng ham muốn được nuôi dưỡng từ một cảm thức về sự cô đơn được diễn tả qua nhiều sắc thái tiểu dị của một nỗi chán chường hoàn toàn không thuộc về con người.

Con người là một dự phóng, một dự tính, một dự trình. Nếu anh dự tính rằng mình sẽ trở nên một cái gì, thì anh phải có trách nhiệm. Không những trách nhiệm đối với mình mà còn có trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với tất cả mọi người. Và nếu anh đã biết trách nhiệm của mình, vậy khi anh chọn lựa làm cái này hay cái khác, thì: thứ nhất, anh phải biết rõ cái giá trị mà anh lựa chọn và thứ nhì, anh phải chịu trách nhiệm về cái mình sẽ chọn, cho nên anh không thể chọn làm điều ác. Cái mà anh chọn phải là tốt, và nếu nó đã tốt cho anh thì tất nhiên nó không thể không tốt cho người, cho mọi người.

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)