Con người trách nhiệm với chính bản thân

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 55 - 58)

6. Tổng quan tài liệ u:

2.3.2.1.Con người trách nhiệm với chính bản thân

Theo J.P. Sartre, “Hiện hữu có trước bản chất” có nghĩa là con người trước hết phải hiện hữu đã, phải gặp gỡ nhau và phải xuất hiện trong thế giới đã, sau đó mới định nghĩa mình được, tức là xác định được bản chất của mình. Như vậy hiện sinh chỉ tồn tại ở con người, chỉ có con người mới tìm được bản chất của mình thông qua sự hiện hữu. Chính vì vậy, ngay từ đầu, con người, theo quan niệm của ông, là “không thể định nghĩa được”, bởi “ngay từ lúc ban đầu con người không là gì cả, sau đó con người mới sẽ là thế nọ hay thế kia và sẽ là cái mình tự tạo nên”. Con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì,

ngoài sự đối diện với chính bản thân mình và thông qua sự hiện hữu của mình, con người tự làm nên bản chất của mình với tư cách một cái rất cụ thể.

Vậy nên, trong cuộc sống, con người luôn phải chịu trách nhiệm về cái mình thông qua sự hiện hữu, con người có quyền lựa chọn hành động để thể hiện cái hiện sinh của mình. Tuy nhiên, sự lựa chọn của cá nhân không thể không liên quan đến mọi người và chính điều này đã tạo nên sự lo âu ở con người. Cảm giác này chính là tâm trạng của một cá nhân khi họ phải đối mặt với các tình huống buộc họ phải lựa chọn. Khi con người bị ném vào thế giới, để tồn tại, con người phải chọn lựa, phải hành động, phải dấn thân, con người không có bất cứ một “điểm tựa” nào cả, vì luôn bị bỏ rơi, đơn độc để rồi phải tự đưa ra quyết định của chính mình. Đó là sự lo âu mang tính triết học, bởi lẽ, khi con người cảm thấy lo âu họ sẽ không bất động mà ngược lại nó thúc đẩy con người phải có trách nhiệm dám chịu trách nhiệm về những điều mình lựa chọn. Theo J.P. Sartre, con người không có cách nào khác ngoài sự lựa chọn và bắt buộc phải lựa chọn, phải dấn thân vào hành động. Chẳng bao giờ con người hết lo âu, lo âu này chồng chất lo âu khác, nên rốt cục, lo âu đã trở thành động lực thúc đẩy con người hành động. Lo âu không chỉ luôn đi liền với trách nhiệm, gắn với trách nhiệm, nhưng lo âu cũng không ngăn cản và không tách rời con người ra khỏi hành động. Một khi hành động thì con người không thể bào chữa cho hành động của mình. Thuyết hiện sinh không tin vào sức mạnh của đam mê, không cho rằng đam mê là một dòng thác có sức mạnh tàn phá cuốn con người theo và dẫn đến một số hành động nào đấy, không cho rằng đam mê là lý do bào chữa cho hành động của con người. Thuyết hiện sinh cho rằng con người có trách nhiệm đối với đam mê của mình. Thuyết hiện sinh cũng cho rằng con người không thể chờ một dấu hiệu nào để chỉ đường cho anh ta, bởi mỗi người cần phải tự giải mã dấu hiệu đó theo cách riêng của mình. Vì vậy mà con người, không có điểm tựa và không có hy vọng được cứu giúp, bị bắt buộc phải luôn không ngừng tự sáng tạo ra bản thân mình.

Trách nhiệm chính là khi con người làm chủ được bản thân mình, không bị ràng buộc bởi bất kì điều gì. Theo J.P. Sartre, cái chỉ đạo, dẫn dắt sự lựa chọn của cá nhân chính là yếu tố bản năng trong con người. Bản năng ấy thúc đẩy và dẫn dắt con người hành động. Và cũng chỉ có hành động dựa vào bản năng, không dựa vào bất cứ sự duy lý nào mới tạo nên sự tự do tuyệt đối cho con người. Nhưng con người luôn hướng tới sự tự quyết, luôn cố gắng vượt lên trên chính mình, song con người lại không thể đạt tới lý

phóng của mình, con người đã đánh mất tự do và “tồn tại cho mình” – tồn tại với tư cách là sự phủ định. Coi phủ định là cấu trúc phát sinh của tồn tại người, đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự siêu vượt hoá, Sartre cho rằng, tồn tại người bao giờ cũng là vấn đề, là đặt vấn đề về tồn tại, là vạch trần, bác bỏ, hư vô hóa cái thực tại đang phong toả nó và chính bản thân nó, tức là để có được tồn tại đích thực, phù hợp với bản chất – tự do của mình. Do vậy, theo ông, con người luôn có sứ mệnh sử dụng năng lực ý thức của mình để tự chất vấn mình, tìm kiếm những giá trị mới và bộc lộ tự do sáng tạo của mình. Rằng, siêu vượt hoá là lối thoát của con người ra khỏi giới hạn của cái hiện có và tự quy định mình thông qua cái vẫn chưa hiện diện. Do vậy, phủ định là thành tố cấu trúc cơ bản của tồn tại người, mức độ phù hợp với nó là tiêu chuẩn cơ bản về tính đích thực của tồn tại người. Song, việc thoát ra khỏi giới hạn của mình cũng đồng thời là lối thoát dẫn đến những khả năng vô hạn, nhưng lại là bất định, không có các tiêu chuẩn khách quan và lịch sử cũng không thể đưa ra được một sự chỉ dẫn nào, tất cả đều phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của con người.

Hơn nữa thay vì đi tìm lý do tồn tại của bản thân thì trước hết con người phải hiểu được chính bản thân mình và biết mình là ai. Từ đó, con người thực hiện trách nhiệm đối với chính mình, với tư cách là người sáng tạo ra thế giới. Con người bao giờ cũng lựa chọn một cách có ý thức, biết lựa chọn cái gì mà nó cần và tự mình lựa chọn, không có gì ở bên trong hay ở bên ngoài nó bảo đảm nó sẽ lựa chọn cái gì. Điều này không có nghĩa là con người hành động mà không có bất cứ nguyên nhân nào. Mọi khả năng đều có cơ sở của nó và khi thực hiện một lựa chọn nào đó, con người đều có thể chỉ ra cơ sở ấy và qua đó, giải thích được điều đã lựa chọn. Nhưng tất cả những gì mà sau đó, chúng ta coi là nguyên nhân của hành vi này hay khác, theo Sartre, đều là không quan trọng đối với cấu trúc của tồn tại người. Con người chỉ che giấu người khác và che giấu chính mình rằng, hành vi lựa chọn là tuyệt đối tự do. Và tồn tại người luôn mở rộng cho mọi khả năng lựa chọn của con người; ở đây, toàn bộ kinh nghiệm quá khứ không có vai trò quyết định.

Những tìm tòi bản thể luận này luôn dừng lại trước vấn đề siêu hình học và đạo đức học; nhưng sau bản thể luận, dẫu sao vẫn cứ phải xác định thiện – ác là gì, bởi tự do và trách nhiệm cá nhân là những đặc trưng quan trọng bậc nhất của tồn tại người, và chúng cần phải được xác định dựa trên một quan niệm nào đó về thiện – ác.

Nhìn về Việt Nam, ta thấy quan điểm của Sartre về trách nhiệm cá nhân vấn còn giá trị. Trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, một trong những yếu tố

quan trọng, đó là con người phải có trách nhiệm, trách nhiệm tiên quyết là với chính mình, với người thân và với xã hội. Song, con người trách nhiệm không phải là con người vong thân, mà nó phải luôn hiện hữu hiện sinh với tư cách là chính nó, chứ không phải là hình ảnh của một ai khác. Trách nhiệm đầu tiên với thanh niên, là phải biết về mình, song như đã thấy, một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên không có động lực học trong đại học, là họ không xác định được mình phù hợp với ngành nghề gì, nên khi chọn ngành học nó thường đến từ cái bên ngoài như: thầy cô, gia đình, bạn bè; mà không phải đi từ bên trong của cá nhân đó. Sartre gọi đó không trách nhiệm. Hay trong cách sống của sinh viên hiện nay cũng vậy, từ lối sống, trang phục, giải trí, …đa phần là hành động theo xu thế, theo xu hướng bên ngoài, Lebon gọi là sự chạy theo tâm lý đám đông, là chạy theo quần chúng cô đơn chứ không phải là sự hiện hữu của nhân vị hiện sinh. Khi hành động và tư duy của con người, không xuất phát từ bản chất cá nhân, mà theo những khuynh hướng bên ngoài đã được lập trình sẵn, thì đó là con người vong thân, con người đang đánh mất mình trong xã hội. Do vậy, giá trị mà Sartre mang lại, là con người hãy hiểu về mình trước, và đây cũng là tuyên ngôn đã được xác lập trong dòng chảy của triết học phương Tây từ thời Hy lạp cổ đại.

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 55 - 58)