6. Tổng quan tài liệ u:
2.2.1. Con người cô đơn
Cảm giác sự cô đơn của Roquentin bắt nguồn từ sự tự ý thức của chính bản thân chàng: Roquentin cho rằng con người luôn phải đối mặt với cảm giác cô đơn, trống rỗng, sự vô nghĩa... nếu khi con người vượt được qua những cảm giác ấy thì sẽ được hạnh phúc. Con người có cảm giác cô đơn là khi nhận thấy xung quanh mình không có ai để làm điểm tựa, để mình có thể vượt qua được sự trống trải hụt hẫng trong suy nghĩ, hành động của chính bản thân mình, để mình nhận thức được chính mình. Cảm giác cô đơn giúp chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của những người xung quanh đối với mình, giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống thực tại và ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình với cuộc sống để qua đó ta biết cách sống. Ở trong tác phẩm, để vượt qua được cảm giác cô đơn thì nhân vật Roquentin đã luôn đấu tranh bằng nhiều cách để đẩy lùi cảm giác này.
Roquentin luôn cảm thấy mình trống rỗng, có lúc lại không hiểu về những việc mình đã làm “Tôi chịu không thể hiểu tại sao lại có mặt ở Đông Dương. Tôi đã làm gì ở đấy? Tại sao tôi đã nói chuyện với những người kia? Tại sao tôi đã ăn mặc trang phục kì cục như vậy” [13, tr.21]. Sự trống rỗng trong cảm nhận của Roquentin có lẽ xuất phát từ chính cuộc sống của chàng: “Tôi, tôi sống một mình, hoàn toàn một mình. Tôi chẳng bao giờ nói với ai; tôi không nhận gì, cũng không cho gì.” [13, tr.23]. Ta thấy rằng chính chàng đã chọn cho mình một cách sống thu mình và khép kín với tất cả mọi người xung quanh, lúc nào chàng cũng chỉ muốn ở một mình để ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh. Roquentin rất ít giao tiếp với mọi người xung quanh bởi lối sống khép kín của anh ta. Bởi vậy ngôn ngữ khi càng sử dụng cũng bị hạn chế, chàng không biết cách kể chuyện sao cho người ta hiểu về mình. Và có lẽ sự cô đơn cũng chính là lí do khiến chàng đi du lịch rất nhiều nơi: từ Tây Ban Nha, Sankt Peterburg đến các nước Đông Dương, …Song đó cũng chính là lí do anh cho rằng trong cuộc đời mình chưa hề có cuộc phiêu lưu nào. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng đó chính là hai mặt của một vấn đề xuất phát từ
điểm cô đơn. Và chính cách sống đó đã tác động đến những hành động của Roquentin với mọi người xung quanh. Roquentin đã từng nghi ngờ chính bản thân mình và luôn cho rằng có lẽ mình đã mắc bệnh điên “Một điều gì đó đã xảy ra đến cho tôi, không thể nghi ngờ gì nữa. Nó đến như kiểu một con bệnh, chứ không như một sự chắc tâm thông thường hay một sự hiển nhiên. Nó an trú trong tôi một cách âm hiển, dần dà tôi cảm thấy mình hơi kì cục, hơi bực bội, chỉ có thế” [13, tr.17]. Và mỗi khi gặp tình huống ấy là Roquentin “có thể tự thuyết phục mình rằng không có gì cả, đấy chỉ là một cuộc báo động hoảng” [13, tr.17]. Như vậy, tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng Roquentin đang cô đơn và đang phải tự mình thoát khỏi nỗi cô đơn ấy bằng suy nghĩ: Cảm giác đó chỉ là căn bệnh và phải tìm cách thoát khỏi nó. Cảm giác cô đơn đến với Roquentin và luôn ngự trị trong anh, nếu khi anh ta không vượt qua được thì anh ta cảm thấy “Buồn Nôn”. Mỗi khi lần cơn buồn nôn kéo đến anh ta lại tìm đến cô chủ quán cà phê Francoise để ân ái và cô này thì không bao giờ từ chối đàn ông. Có lẽ chính sự cô đơn, cảm giác cô đơn đã làm cho Roquentin tìm đến tình dục để chia sẻ để thấy mình đang tồn tại. Và không chỉ Roquentin, cả nàng chủ quán cà phê kia hình như cũng cô đơn. Hai tâm hồn cô đơn tìm đến nhau để an ủi, sẻ chia. Nhưng nếu khi cơn buồn nôn kéo đến mà sự thỏa mãn nhu cầu tình dục không được, cô chủ xuống phố để mua hàng thì Roquentin rơi vào cảm giác “Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mạnh mẽ ở cơ quan sinh dục, một cơn nhột nhạt khó chịu” [13, tr.51]. Và cơn buồn nôn đã chiếm lấy con người anh ta đẩy anh ta vào những trạng thái mơ hồ khó tả: “lúc bấy giờ cơn Buồn Nôn chiếm đoạt lấy tôi, tôi thả người trên chiếc ghế băng nhỏ không biết mình đang ở đâu nữa; tôi nhìn thấy những màu sắc xoay chầm chậm quanh mình, tôi muốn mửa” [13, tr.52]. Rồi Roquentin đã nhận ra mình thoát khỏi cơn Buồn nôn khi nghe lời của bản nhạc với cái tên “CAVALLERIA RUSTICANA”. Cơn Buồn nôn đã tiêu tan Roquentin cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều “Tôi bắt đầu tự hâm nóng lại, tự cảm thấy mình hạnh phúc” [13, tr. 58]. Khi những hòa âm cuối cùng của bản nhạc kết thúc cũng là lúc Roquentin nhận ra “một cái gì đó đã xảy ra” [13, tr.59]. Anh ta nhận thấy: “Điều vừa xảy ra là cơn Buồn nôn đã biến mất” [13, tr.60].
Cảm giác cô đơn của nhân vật Roquentin còn xuất phát từ việc chàng ta thích sự tự do, thích làm việc theo ý mình và cho rằng nếu không được như vậy thì mình không còn tự do nữa.
thiếu điều tôi sắp đưa nó lên miệng như những đứa trẻ thường làm.” [13, tr.31], “Tôi đã khoái chết vì được sờ đến đống bột mềm mát lăn tròn dưới những ngón tay tôi thành những cục nhỏ màu xám.” [13, tr.32]. Có vẻ như sở thích của Roquentin là những thứ quái lạ, bẩn thỉu và chính chàng cũng ý thức được những điều đó và anh ta cảm thấy “Đó là một nỗi kinh tởm dịu nhẹ. “một thứ Buồn nôn nơi bàn tay” [13, tr. 33]. Anh ta thực hiện tất cả những sở thích đó với chỉ một mình chàng. Không những sở thích quái lạ, Roquentin cũng có những điều ghét kì quặc Roquentin không thích mặt trời. Chàng luôn cho rằng những ngày có ánh nắng mặt trời là những ngày vô nghĩa đối với mình, anh ta không làm được gì cả. Anh ta cảm thấy khó chịu và chỉ giam mình trong phòng chờ màn đêm buông xuống. Anh ta còn ghét cả màu sắc, đặc biệt là ghét màu xanh da trời và có lần anh ta cảm thấy Buồn nôn vì màu sắc này. Cùng với hư vô, nỗi cô đơn trong tâm trạng của con người là hai yếu tố cốt lõi trong quan niệm triết học hiện sinh của Jean-Paul Sartre. Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người, cụ thể là: Hữu thể là một thảm kịch, là phi lý, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính cuộc hiện sinh lại làm con người tha hóa vì tha nhân. Có thể lí giải nỗi cô độc của Antoine Roquentin bằng triết học của chủ nghĩa Hiện sinh: Chủ nghĩa hiện sinh đề cao con người trong sự tự do cắt đứt với mọi quan hệ xã hội. Con người trong chủ nghĩa hiện sinh là “con người hiện sinh độc đáo”, nghĩa là con người cô độc trong xã hội. Chính vì vậy mà Antoine luôn luôn thấy cô độc, và chính chàng đã khẳng định: “Tôi cô độc trong con đường trắng viền quanh những khu vườn này. Cô độc và tự do”. Trong tác phẩm, Roquentin không chỉ cảm thấy cô độc mà chàng còn bị ám ảnh bởi một nỗi lo sợ vô hình. Nỗi lo sợ ấy được chủ nghĩa hiện sinh lí giải vì con người tự do nên con người tự lựa chọn tương lai của mình, mà tương lai thì vô cùng bấp bênh vì vậy con người luôn cảm thấy một nỗi lo âu siêu hình. Chính vì vậy nhiều lần chàng tự cật vấn mình: Tôi đang tự do, không còn một lí do nào để sống, tất cả những lí do tôi đã thử đều lỏng lẻo và tôi không còn có thể tưởng tựơng ra những lí do khác… Tôi đã toan nhờ Anny để thóat ra khỏi nỗi khủng khiếp mãnh liệt nhất, cơn buồn nôn dữ dội nhất của tôi, giờ đây tôi mới hiểu rõ điều ấy. Sống trong sự tự do mà mình lựa chọ nhưng chàng luôn cảm thấy có một nỗi lo âu luôn bám theo, ám ảnh; và nỗi ám ảnh về sự bấp bênh của tự do đó đã khiến anh luôn cảm thấy cô độc, chán nản. Để phản ứng lại nỗi lo âu ấy chàng luôn cảm thấy buồn nôn. Cơn buồn nôn ấy tượng trưng cho nỗi ám ảnh về sự bấp bênh hư vô của sự tự do. Nhìn chung,
Roquentin trong Buồn Nôn là một thân phận trầm thống của xã hội cũng như chính bản thân của tác giả. Suy cho cùng thì nỗi cô đơn ấy cũng không hẳn là tiêu cực, nó tồn tại như một nhân tố khách quan tất yếu trong bản thân mỗi con người, trốn chạy hay đối điện, đó là cách mà mỗi người lựa chọn. Roquentin đã bắt đầu đứng trên lập trường của một con người tự thân nhìn nhận chính mình, trải nghiệm cảm giác cô đơn vốn có để nhận ra mình và sự tồn tại của mình trên đời.
Cô đơn mà Roquentin đang đối diện cũng là cái mà các nhà hiện sinh đang trải qua, trong hoạt động sống, thân phận con người ít được đề cập, cái nhân tính, cá tính của cá nhân bị đẩy lùi thay vào đó là cái chung mà xã hội bắt mỗi cá nhân trong nó phải tuân theo. Cảm giác cô đơn cũng khi mà cái tôi không được chia sẻ ra bên ngoài, bởi thực chất nhân vị của mỗi người không được coi trọng, nên khi đứng trước tha nhân, nếu nhân vị được thể hiện có xu hướng bị chiếm đoạt, bị tước bỏ, do vậy, các cá thể trong xã hội, để giữ được nhân vị của mình, họ thường co mình lại, không muốn tiếp xúc, không muốn thể hiện, đó là cảm giác và con đường mà Roquentin đang trải qua. Do vậy, con người cô đơn ở đây không mang ý hướng tiêu cực, mà nó muốn giữ cái riêng của bản thân, giữa cho cái bãn ngã được hiện tồn mà không bị chiếm đoạt.