6. Tổng quan tài liệ u:
2.2.3. Con người tha nhân
Tha nhân được Sartre mô tả qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, con người không ý thức về sự hiện diện của tha nhân nhưng chỉ ý thức về các sự vật trong thế giới của họ. Thế giới ấy lại được thiết lập ngang qua những bận tâm và dự phóng riêng của mỗi cá nhân. Chẳng hạn như tôi cần mua thức ăn nên người bán hàng trở nên thành phần trong thế giới của tôi. Cũng vậy, khi tôi đi từ nhà đến cửa hàng, con người, sự vật, quang cảnh phố xá tôi gặp trên đường là thành phần trong thế giới của tôi. Tôi là trung tâm của thế giới đó. Khi tha nhân xuất hiện trong thế giới của tôi, nhưng vì tôi không ý thức về họ, thế giới ấy vẫn thuộc về riêng tôi, theo nghĩa nó xuất hiện ra cho tôi, dưới đôi mắt của tôi. Đến giai đoạn hai, con người đã ý thức về sự xuất hiện của tha nhân. Việc ý thức ấy làm con người nhận ra tha nhân hoàn toàn khác với các sự vật. Tha nhân là một hữu thể có ý thức như con người, vì thế, cũng có một dự phóng và là trung tâm của một thế giới.
tha nhân. Thế giới của mỗi cá nhân và tha nhân hòa trộn vào nhau. Tuy nhiên, cách nào đó, thế giới hòa trộn ấy vẫn còn là thế giới của cá nhân đó. Họ vẫn là trung tâm của thế giới, vì tha nhân chưa ý thức về sự có mặt của họ. Tha nhân vẫn là một đối thể để bản thân chúng ta tri nhận. Đến giai đoạn ba, tha nhân ý thức về con người vì họ nhìn thấy con người đó. Dần dần con người trở thành đối tượng cho nhận thức của tha nhân. Lúc này tha nhân trở thành chủ thể và là trung tâm của một thế giới mà con người là đối tượng trong đó.
Roquentin trong tác phẩm Buồn Nôn cũng vậy, chàng luôn quan sát về tha nhân. Chẳng hạn như khi ở phòng của mình nhìn ra nhà ga ở hướng Đông Bắc “…tôi nhìn thấy ngọn lửa đỏ trắng của quán Rendez-vous Cheminots, ở góc đại lộ Victor Noir, chuyến xe lửa từ Ba Lê vừa đến. Người người túa ra từ nhà ga cũ và tản mác trên các đường phố. Tôi nghe những tiếng bước chân và những giọng nói. Nhiều người đang tụ tập chờ chuyến xe điện cuối cùng, …” [13, tr.14]. Hay những lần quan sát khi đi trên đường hoặc những con người trong quán rượu mà chàng hay lui tới. Chàng chỉ tự cảm nghiệm cảm thân thông qua mọi thứ xung quanh, mặc dù mọi thứ xung quanh chưa chắc đã ý thức được về sự có mặt của chàng. Chàng luôn phân tích những nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình và phân tích luôn những bộ mặt đang đè nén bằng cách đối diện với những thứ ấy.
Tác phẩm đã dựng nên một thế giới mà chắc hẳn chúng ta chưa từng nhìn thấy bao giờ. Nổi bật lên là những kẻ ảo tưởng rằng mình đã tìm được chỗ đứng trong xã hội, hay những kẻ luôn chấp nhận một trật tự có sẳn dù cho trật tự đó có nghiền nát họ như thế nào đi nữa. Mỗi người đều phải giữ lấy vai trò của mình, kẻ vô sản và người tư sản đều như nhau, tên nô lệ cũng giống như kẻ đi khai thác. Họ như những diễn viên mang trong mình vỏ bọc rất dễ thương. Và chỉ cần một nhân vật như Roquentin nhảy bổ ra khỏi tấn bi kịch đó thì bao nhiêu bộ mặt bên ngoài hết cả đều phơi bày ra bên ngoài sự bẩn thỉu của một cuộc tranh chấp phi nhân tính đầy thú vị. Một đời sống đang dệt chằng chịt mà lại phơi bày ra đầy những lổ hổng, vực sâu, hố thẳm những khoảng không trống rỗng đến hãi hùng. Ngay cả những gì trang trí cho cuộc sống ấy cũng trở nên giả tạo so với vẻ bề ngoài của nó.
Không thể chờ đợi một ai đến cứu vớt sự lầm than của con người, và không thể chờ đợi ai đến giúp một điều gì cả. Cá nhân bị ném trả lại với chính mình, phải đối diện với ý thức, con người bị kết án tự do, đảm nhận thân phận của mình. Bị ném vào một thế giới bị ruồng bỏ, con người không còn sự trợ giúp nào ngoài sự ruồng bỏ đó. Họ chỉ còn
cách là quay ngược lại thám hiểm những giới hạn và ý thức xung quanh sự ruồng bỏ mà thôi. Nếu trong tìm thấy trong cái thế giới ruồng bỏ ấy những nền tảng về phẩm giá của con người thì dù sao ta cũng đã đạt đến được sự sáng suốt và trung thực rồi.