Con người hướng đến đời sống là chính mình

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 51 - 55)

6. Tổng quan tài liệ u:

2.3.1.Con người hướng đến đời sống là chính mình

Con người hướng đến là chính mình, nghĩa là con người đang sống đúng với bản chất của mình, là chính mình chứ không phải một ai khác. Sartre chỉ ra rằng, nếu con người phải làm theo những điều từ phía bên ngoài, bị ràng buộc cản trở bởi những cái bên ngoài anh ta, nghĩa là anh ta đang đánh mất mình, anh ta đang để bản thân mình chạy theo những cái hư vọng tư bên ngoài. Theo ông, con người tồn tại với tư cách một hữu thể, hữu thể đó có đặc ân là nhân vị hiện sinh, vì vậy, sự tồn tại đó là tồn tại vì, và

cho mình, nếu sự tồn tại đánh mất cái nhân vị hiện sinh trong bản chất người, thì tồn tại mang tính hư vô, không giá trị. Do vậy, giữ được nhân vị hiện sinh là mục đích sống tối thượng của con người hiện sinh. Xã hội Việt Nam hiện nay, giới trẻ dường như đang đánh mất đi nhân vị hiện sinh của cá nhân, biểu hiện của nó là chạy đua theo các phòng trào, những trào lưu thần tượng không ngừng được tiếp nối, sự đi theo đó không mang một tâm thức hiện sinh mà đó là tâm lý đám đông. Nhân vị của các nhân đang bị/ chịu sự chi phối từ tha nhân, sự đánh mất mình dẫn đến mất phương hướng trong hành động và tư duy, con người ngày càng không xác định được giá trị thực sự trong cuộc sống mà mình đang tồn tại là gì, Sartre gọi đó là sự đánh mất mình, đánh mất nhân vị hiện sinh của bản thân.

Theo Sartre con người muốn là chính mình thì con người phải luôn đối diện với bản thân mình, con người không bị ràng buộc vào những cái không thuộc về mình, thì sự tồn tại đó của con người mới có giá trị. Theo chúng tôi, quan điểm này của Sartre có giá trị lớn cho con người cá nhân của thanh thiếu niên hiện nay, khi chủ nghĩa duy vật chất, lối sống thực dụng đang lên ngôi, nghĩa là con người đang đi tìm những giá trị bên ngoài mình. Do thế, việc xét lại mình với tư cách một hữu thể với một nhân vị hiện sinh có giá trị trong xác định cách sống và giá trị sống mà mỗi cá nhân hiện tồn. Xã hội là một chỉnh thể mang tính phức hợp của sự đa dạng từ các cá nhân, vì vậy, đi tìm một mẫu số chung để mọi người khuôn theo là điều vô lý, vì vậy, không thể có chuyện vì đám đông thích cái này thì cá thể phải chạy theo, mặc dù việc theo đó không xuất phát từ bản chất hiện sinh cá nhân. Nhìn nhận vào đời sống của thanh thiếu niên Việt Nam hiên nay, ta có thể đi đến nhận định, là họ đang mất tự do, sự mất tự do này đến chính cá nhân của bản thân, là không nhận diện được nhân vị của mình, dẫn đến nhân vị bị đánh mất nhưng bản thân không biết. Đối với Sartre, con người là chính mình, chính là con người của tự do, con người của hành động, mọi suy nghĩ và hành vi của anh, xuất phát từ chính bản thân anh, chứ không phải sự lệ thuộc vào cái bên ngoài. Tự do theo quan điểm của triết học hiện sinh không phải tự do của thế giới, mà đó là tự do hiện sinh, là tự do lựa chọn, tự do quyết định và tự do dám là mình. Nếu con người không dám là mình, thì đời sống con người mới chỉ mang tầm đời sống con vật, bởi cái anh khác biệt với loài vật, là anh nhận diện được mình ai, và dám sống hiện hữu với cái bản thể đó.

Do vậy, cá nhân phải là chính mình, thì mới xứng đáng với đời sống con người; còn nếu, anh sống mà phụ thuộc vào người khác, chịu sự sai bảo, và kiểm soát từ người khác

Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thường, và con người muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường, buồn nôn, phi lý, thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo, phải là một chủ thể độc đáo. Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, là cái nhân vị hiện sinh của mình.

Tác phẩm Buồn Nôn mang đến trong tâm thức mỗi người một suy nghĩ riêng với mỗi một kiểu giải mã riêng. Buồn Nôn là sự thể hiện sâu sắc nhất những khía cạnh rất đỗi bình thường, thậm chí là nhỏ nhặt, tầm thường trong đời sống. Đọc Buồn Nôn, mỗi người bước đầu sẽ nhận ra được chút gì về sự tồn tại của chính mình trên thế giới này. Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy rằng: Con người sinh ra từ hư vô và cái điểm đến cuối cùng cũng là hư vô, trên con đường đi xuyên suốt cuộc đời, con người sẽ phải gặp nhiều điều đau khổ, lo âu, trắc trở, mâu thuẫn,… nhưng con người phải học cách lựa chọn để sự tồn tại của mỗi con người là có ý nghĩa (con người ở đây được hiểu là cá nhân con người). Cá nhân con người ai cũng muốn lựa chọn cho mình một mục đích đó là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản thân họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thể hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất, sống đúng là “người” nhất. Câu trả lời cho họ chính là chúng ta hãy sống có ích từng ngày từng giờ để cuộc sống của chúng ta không phải là một màu đen mà thay vào đó chúng ta có quyền lựa chọn cuộc sống, khát vọng mà ta mong muốn.

Vấn đề con người được Sartre phân tích qua tác phẩm “Buồn nôn” có thể nói, nó vẫn còn giá trị cho xã hội Việt Nam ngày nay. Giá trị đó được thể hiện qua các điểm, thứ nhất, con người phải là chính mình, một trong những điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện sinh về con người là, con người sống thực với bản chất của mình, với nhân vị của mình, nghĩa là, tư duy, hành động của anh phải xuất phát từ chính anh chứ không phải từ một ai khác, không phải từ một quyền lực, áp lực nào. Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay, khi xã hội vật chất ngày càng lên ngôi, con người đang chạy đua với cuộc sống, thì có nghĩa, con người đang bị phụ thuộc vào chính những cái bên ngoài mình. Sự chạy đua đó, theo Sartre sẽ nhanh chóng mang con người đến cô đơn.

Sống có ích không phải là điều dễ dàng cũng không thật sự là một điều khó khăn. Mấu chốt của việc sống có ích chính là từ ý thức bản thân của mỗi người. Ắt hẳn sẽ có nhiều người băn khoăn về việc sống có ích, sống có ích chính là lối sống tích cực phù

hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng, đôi khi sẽ những giọt nước mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành được. Điều quan trọng hơn hết đó chính là ý chí kiên cường không được gục ngã. Mỗi người phải cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống, cuộc sống là như thế đôi khi khó khăn vấp ngã nhưng ta phải tìm ra trong nó những giá trị tốt đẹp để được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giống tâm hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thứ mà ta phải trải qua.

Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh... Sẽ không gì là không làm được nếu chúng ta biết dẹp qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong lòng mình.

Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ vô cùng tốt đẹp, sẽ không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã mỗi cá nhân chúng ta bất kì lúc nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực chúng ta sẽ tìm thấy được mục đích sống có ích của mình.

Mỗi cá nhân phải biết làm nên sự khác biệt để thể hiện là chính mình, biết sống có ích mỗi một ngày mới bắt đầu hãy nở một nụ cười và làm nên sự khác biệt để cả thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, những đứa trẻ sẽ có một tương lai sáng hơn vì việc sống có ích của mỗi người, thế giới sẽ không còn chiến tranh không còn đói khát nếu chúng ta biết sống có ích. Biết cách nắm bắt thời gian sống từng ngày từng giờ để hoàn thành mục đích sống.

Chỉ những nổ lực liên tục, tập trung vào một hướng mới đem lại những kết quả rõ ràng. Mỗi cá nhân đều có quyền được thay đổi mục tiêu, cân nhắc lại và bằng mọi cách tìm ra một hướng đi khác mà mình thích. Bởi nếu mục đích của mỗi người không có một định nghĩa nhất định thì chắc chắn nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khiến ta phải chán nản. Phải sống mà không biết mình muốn gì thì có thể rất nguy hiểm. Một khi chúng ta đã xác định được mục tiêu và những điều mình muốn làm, thì chúng ta sẽ chẳng ngại khi gặp những lo âu hay khi phải tập trung vào những thứ quan trọng.

Việc đặt ra mục tiêu cho bản thân phải được làm sớm, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một cuộc sống không có mục đích là một cuộc sống không có điểm đến. Tìm ra một hướng đi đúng là một thực tại đối với cá nhân mỗi chúng ta. Đến một thời điểm nào đó trong cuộc sống chúng ta phải dừng suy nghĩ đến những việc mà bản thân cần làm và bắt đầu hành động. Cá nhân chính là những dự phóng, phải có lòng tham để đạt đến những thứ tốt đẹp và không ngừng phấn đấu trở thành một con người có đầy đủ năng lượng và sẳn sàng làm tất cả mọi thứ tốt đẹp. Bởi con người sống để “tồn tại”.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân tự do lựa chọn và quyết định cho mình cần phải sống và hành động như thế nào. “Chúng ta còn biết tự ta quyết định chứ chúng ta không hề lệ thuộc định luật thiên nhiên một cách máy móc, nghĩa là ta tự do hơn sinh vật. Nhưng tự do đó không tự ta mà có, vì khi tự do, ta cảm thấy ta là một tặng vật cho chính ta… Nhưng chúng ta tự do quyết định, và do quyết định ấy tất cả cuộc đời ta tràn trề ý nghĩa, rồi ta mới sống cuộc sống ấy hoàn toàn. Khi ấy ta mới ý thức rằng: hữu của ta không phải do ở ta mà thôi”. Có như vậy xã hội mới phát huy được vai trò sáng tạo của mọi cá nhân. Đây là một đóng góp rất lớn trong tư tưởng về tự do mà chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Sartre đã đặt ra trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 51 - 55)