Hình ảnh tác giả thông qua nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 39 - 43)

6. Tổng quan tài liệ u:

2.1.2.Hình ảnh tác giả thông qua nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn

Jean-Paul Sartre là một triết gia, phê bình gia, tiểu thuyết gia và một kịch tác gia nắm một vị trí cao cả, ít ai có trong thế giới văn chương Pháp. Các tác phẩm của ông đã thu hút rất nhiều độc giả cũng như những nhà phê bình văn học. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm Buồn Nôn, hiếm có tác phẩm nào mà lại thu về một lượng lớn độc giả như vậy. Tác phẩm đã nổi bật lên những triết thuyết hiện sinh bằng những tư tưởng mới mang ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Buồn Nôn là một tác phẩm hư cấu mang tính chất siêu lý làm nên những làn sóng ý kiến trái chiều nhưng cho đến ngày nay không còn ai chất vấn hay đặt vấn đề bình phẩm cho tác phẩm nữa. Bởi ai cũng cảm nhận được rằng nó mang tính hiện thực vừa đương đại vừa hiện thực cho một chủ nghĩa hiện sinh mà Sartre chủ xướng một cách trung thực và đầy sáng tạo giữa đời này.

Buồn Nôn – một câu chuyện hư cấu nhưng ẩn sâu bên trong là thực, một đời sống thực của J.P. Sartre được lồng ghép vào nhân vật Roquentin. Sartre đã dùng một thể thức vô cùng ấn tượng là nhật kí để vừa đưa ra được triết thuyết hiện sinh của mình vừa diễn tả được cái sâu sắc nội tâm của con người, cái ray rứt, cái tàn nhẫn trong sự cảm nhận giữa thế giới với con người dường như xảy ra quanh đời ông. Tư tưởng của Sartre đạt tới cực điểm và lan tỏa, vượt qua được sức mạnh của cảm giác, đó là nỗi đau khổ cùng cực của con người khi đứng trước hiện hữu; tất cả được thể hiện rộng rãi từ dưới thể tính bầy nhầy, nhão trộn lẫn với loãng chất của cái thời đầy rẫy bóng tối vây quanh và lan trải như vết dầu loang. Chính vì thế mà Sartre đã có cơ hội thể hiện được chủ nghĩa hiện sinh, mà nhân tố hiện sinh chính là nhân bản, là yếu tố tâm lý và sinh lý giữa hiện thể và hiện vật xảy ra cùng một lúc.

J.P. Sartre đã trở thành kẻ đưa đường dẫn lối cho triết thuyết hiện sinh của mình. Qua tác phẩm Buồn Nôn, ông đã để lại cho hậu thế những giá trị lớn lao về một phạm trù triết học đầy nhân tính trong thuyết hiện sinh. Tác phẩm không những vượt qua những giá trị về thời gian mà còn hơn hẳn những án văn chương bất hủ. Nó trở nên thời thượng qua mọi thời đại mà qua đó những tư tưởng và hình ảnh của Sartre hiện lên rõ nét, vô cùng ấn tượng và chân thật. Sartre luôn thể hiện mối quan tâm đối với bản chất tồn tại của con người và tự do của ý chí. Con người là hư vô từ lúc sinh ra, bị kết án phải tự do trong sự lựa chọn hành động và bị đọa đày phải gánh chịu trách nhiệm. Sartre cho rằng: “không có tự do khi không có sự thật”. Nhưng Robbe-Grillet lại phủ nhận hoàn toàn mệnh đề này khi tuyên bố: “Tôi không cần đến sự thật để có thể tự do” [1]. Theo ông, tự do không phải là nơi chốn và càng không phải là điều kiện của sự thật và của tính đích thực. Con người luôn lo lắng trở thành bản thể đích thực của mình và chính tự do giúp họ thoát khỏi điều đó. Họ được giải phóng khỏi nỗi lo đó để trở thành một khả thể có một cái tôi đích thực và duy nhất.

Sartre cho rằng con người đích thực chính là con người tự do. Bản thể của con người trong tư cách là nó quyết định sự xuất hiện của hư vô, và bản thể này xuất hiện trước chúng ta như là tự do. Điều kiện cần thiết đối với sự hư vô hoá của hư vô không phải là một đặc tính trong số những đặc tính khác thuộc về bản chất của con người mà chính là tự do. Tự do có trước bản chất của con người, nhờ có nó mà bản chất con người mới có thể hình thành, và bản chất này ngưng lại trong tự do. “Con người không tồn tại trước rồi tự do sau, mà không có sự khác biệt giữa bản thể của con người và “bản thể tự do”

của nó” [2]. Tự do có trước bản chất của con người vì thế chúng ta không thể phân biệt tự do với sự tồn tại hiện thực của con người.

Tồn tại cũng giống như tự do, khi con người tồn tại họ không có một bản chất xác định, bởi nó tự do tự tạo nên chính bản thân mình. Bản chất của một người đang sống không được xác định bởi anh ta luôn có xu hướng thay đổi và thay đổi không ngừng. Chỉ khi anh ta chết đi thì đó mới có thể xác định được bởi khi đó mọi thứ về anh ta điều ngừng thay đổi. Đấy là lí do khiến cho con người đã đến với thế giới này thì “buộc phải tự do”. Và sự tự do này lại được biểu hiện qua âu lo: “…âu lo là cách thức tồn tại của tự do như là ý thức tồn tại, chính trong âu lo mà tự do tồn tạicho-mình trong sự tồn tại đang được bàn đến của nó” [3]. Con người bị tách rời khỏi những gì thuộc về bản chất của anh ta và từ đó sự âu lo sợ hãi xuất hiện. Khi con người ta chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi thì Sartre gọi nó là ngụy tín. Nguỵ tín và chân tín được xác định một cách rõ ràng rằng con người thường sống trong ý thức mang tính hai mặt: ý thức về những sự thật mà anh ta muốn che giấu, vì điều này anh ta nói dối chính mình; và ý thức về những sự thật mà anh đủ can đảm thừa nhận. Sự khác nhau giữa cái tôi đích thực tự do và cái tôi thiếu đích thực nguỵ tín được Sartre nhấn mạnh bởi khi rơi vào ngụy tín, sự tự do sẽ biến mất. Sartre cho rằng: “Tôi chính là cái mà tôi muốn che giấu” [4] và rõ ràng ở đây chúng ta có thể thấy được sự khác nhau giữa những cái con người muốn che giấu và cái mà họ muốn trưng ra. “Ngụy tín tức là một cách để thoát khỏi tình cảnh tự do bi đát của sự hiện sinh vô cớ của mình. Ngụy tín tức là để cho tiềm thức điều khiển hành động: đối với một số người không ít, sống trong xã hội, không phải để làm một việc gì mà chính là để như thế này hay như thế nọ trước mắt kẻ khác.” [7, tr.151]

Khi chúng ta tự do chúng ta có thể đi đến con đường mang tính đích thực, sự tìm kiếm tính đích thực lại được hoàn thành bởi việc tự giải phóng. Đó là một cuộc tìm kiếm vô tận nhờ nó con người tự định nghĩa trong tư cách là con người, với nghĩa đầy đủ nhất. Sartre chứng minh ý muốn tìm kiếm tính đích thực ở các nhà văn đương đại như Proust, Sartre, những người quan niệm viết là cuộc đấu tranh chống lại cái thiếu đích thực và truy tìm cái đích thực. Sartre tỏ ra vừa giống vừa khác với Robbe-Grillet: tự do, và đặc biệt là tự do lời nói, là điều kiện cho phép con người đi tới tận cùng bản thể để xây dựng bản thể. Tuy nhiên ở Robbe-Grillet, đó không phải là một bản thể đích thực được hiểu như những phương diện bị che giấu, đối lập với một bản thể hiển lộ, tức là cái bề ngoài nhìn thấy được. Sự khác nhau giữa Sartre và Robbe-Grillet, liên quan đến quan hệ giữa tự do và sự thật. Với Robbe-Grillet, ông luôn đánh giá cao Sartre, bởi Sartre của thời kỳ

đầu khi gắn với chủ nghĩa hiện sinh là một phát hiện có tính kích thích mạnh mẽ và gây sốc. Buồn Nôn giúp ông nhận thức về việc cần đặt lại vấn đề về sự thật, và về sự đối lập giữa tự do và sự thật. Nhưng Robbe lại không đồng tình cái cách mà Sartre khuếch đại vai trò của sự thật và trách cứ ý tưởng cần phải có sự thật để được tự do. “Vấn đề của tất cả các nhân vật của Sartre chính là ở công cuộc tìm kiếm tự do của họ, hoặc là cuộc tìm kiếm ý thức về tự do, nhưng là tự do ở trong một lời nói luôn luôn là lời nói của sự thật. Đối với tôi Sartre lúc nào cũng gắn bó một cách /thái quá với ý tưởng về sự thật.” [6]

Buồn Nôn là một tác phẩm của tự do, vì nó có một cấu trúc thời gian tự do từ chối tuyến tính thông thường của thời gian, từ chối tính nhân quả và chuỗi tiếp nối, tức là những chuẩn mực thời gian của thế kỷ XIX mà Sartre đã chấp nhận trong những tiểu thuyết khác; những chuẩn mực này phá huỷ không gian văn học như là không gian nơi các sức mạnh tự do và sức mạnh sự thật đối đầu; chính trong không gian này diễn ra cuộc đụng độ không thể hoà giải giữa tự do và sự thật mà cuốn tiểu thuyết muốn xây dựng.

Tác phẩm được viết theo một kiểu văn học mâu thuẫn giữa các cực đối lập, như là một kiểu thực hành tự do trong văn bản. Theo Sartre, tự do gắn với ý muốn sự thật. Tuy nhiên sự thật lại gắn liền với tự do: con người chỉ tự do khi họ có thể khẳng định mình như là người chuyên chở những sự thật mong manh, những sự thật mà nó vừa là kẻ xây dựng, vừa là kẻ phá huỷ. Họ chỉ tự do khi họ có khả năng phá huỷ sự thật này để thiết lập một sự thật khác. Và có rất nhiều sự thật khiến người ta dễ lầm tưởng; sự thật nói dối, sự thật sai lầm…, hay nói cách khác là không sự thật. Chúng tương quan với một sự thật nào đó được sắp đặt sẳn, một sự thật mà lực lượng nào đó muốn duy trì. Chính vì thế, những sai lầm hay lừa dối dễ trở thành điều kiện của sự thật. “Ý niệm biết, khám phá, chỉ có thể có ý nghĩa đối với tự do. Và ngược lại, cũng không thể có việc tự do xuất hiện mà không bao hàm một sự hiểu biết giúp khám phá Tồn tại và không bao hàm dự định khám phá. Tóm lại, không có tự do nếu không có sự thật, […] vì tự do đến với bản thể vừa như là tấm màng che vừa như là sự khám phá”. [9]

Đối với Sartre tự do và sự thật không thể tách rời, tự do được biểu hiện bằng những nổ lực cố gắng để tìm ra sự thật. Không - sự - thật được hiểu như là những gì bị che giấu từ nguồn gốc. Tự do được biểu hiện trong những nỗ lực mà chúng ta đang khám phá ra chúng để đạt tới sự thật. Như vậy tự do luôn đồng nhất với sự khám phá. Trong hành

nhấn mạnh rằng Sartre phân biệt những sự thật chết và những sự thật sống động. Đối với ông, những sự thật vĩnh cửu, có thể kiểm tra và dành cho người khác, những sự thật trở thành sự thật tự thân, là những sự thật chết; và những sự thật sống động là những sự thật đang hình thành trong sự khám phá và bị vượt qua, chưa đông cứng lại thành những sự thật tự thân, và có thể không được thừa nhận. Không sự thật, Sartre coi nó như là sự không biết và nói dối, và đối lập nó với sự thật.

Một phần của tài liệu 22884 16122020234133501BITRMHUYNTRMBnchnh (Trang 39 - 43)