Hệ thống thông tin quản lý mua sắm trực tuyến trên Lazada VN

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu quy trình hệ thống thông tin quản lý mua sắm online hỗn hợp (b2b b2c) (Trang 45 - 48)

VN

2.1 Mơ hình kinh doanh

Lazada ở Việt Nam kinh doanh mua sắm trực tuyến theo hướng Marketplace hỗn hợp, thông qua LazMall và Lazada Marketplace (sàn thương mại thường). Ngồi ra, Lazada Việt Nam cịn cung cấp các quy trình dịch vụ khác như thanh tốn qua Ví Điện tử eMonkey hay dịch vụ vận chuyển Lazada Express. Nhìn chung, Lazada là một nền tảng mua sắm trực tuyến trung gian ứng dụng đồng thời cả hai mơ hình B2B và B2C. Khi đó, mơ hình kinh doanh của Lazada sẽ được thực hiện bằng cách: Tổng hợp các thông tin từ doanh nghiệp/cá nhân khác nhau trên website chính thức, giúp nhà bán hàng quảng cáo sản phẩm và tư vấn cho khách hàng, nhập trực tiếp sản phẩm từ nơi cung cấp và sau đó vận chuyển tận tay đến người mua hàng. Tuy nhiên mơ hình của 2 nền tảng sàn thương mại con thuộc Lazada đó là LazMall và Lazada Marketplace có đơi chút khác biệt.

H nh 5: Mơ h nh vận hành nền tảng thương mại điện tử cơ bản của Lazada

LazMall: Đây là “gian hàng” bán các sản phẩm thương hiệu trực thuộc Lazada. Có thể nói các sản phẩm ở nền tảng này được đảm bảo chất lượng tối đa bởi Lazada cùng các

37 Báo cáo đồ án mơn học CƠ SỞ CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

nhà cung cấp uy tín do sự xét duyệt gắt gao. Ưu điểm của sàn thương mại này là luôn xây dựng được niềm tin đến từ khách hàng.

Để trở thành đối tác chính thức của Lazada hiện nay, các thương hiệu cần phải trải qua quy trình đăng ký được thực hiện nghiêm ngặt, tuần thủ yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc ở khâu kiểm định đầu vào, được pháp luật cho phép lưu hành trên thị trường bằng cách cung cấp các tài liệu và giấy tờ gốc có phê duyệt. Các doanh nghiệp khi đã thành công tham gia vào hệ thống bán hàng thì bắt đầu đăng ký các sản phẩm của mình trên trang web hoặc ứng dụng chính của Lazada. Tiếp đó là ứng dụng các giải pháp quản trị như SaaS để quản lý và cập nhật các đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Lazada Marketplace: Đối với sàn thương mại thông thường, Lazada cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp mở gian hàng miễn phí sau khi thơng qua quy trình đăng ký và phổ biến quy chế bán hàng sau đó thu chiết khấu trên đơn vị được bán ra. Đối với nền tảng Marketplace này, Lazada sẽ khơng kiểm sốt và đảm bảo hoàn tồn chất lượng sản phẩm cũng như khơng bắt buộc các đơn vị bán hàng phải cung cấp đủ giấy phép kinh doanh. Do đó, việc trở thành người bán trong nền tảng Marketplace C2C dễ hơn nhiều so với nền tảng LazMall là B2C. Khách hàng là nhân tố quyết định mức độ thành cơng của mơ hình kinh doanh, đặc biệt là đối với kênh thương mại trực tuyến như Lazada; khách hàng cũng gắn liền với các quy trình trong hệ thống thương mại điện tử từ tiếp thị, tư vấn, đặt hàng, thanh toán, giao nhận,... Giám đốc điều hành của Lazada - ơng Christopher Beselin từng trình bày: “Chúng tôi hiểu rõ niềm tin là điều quan trọng nhất trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Đội ngũ nhân viên Lazada đang làm việc chăm chỉ nhằm mang lại những trải nghiệm mua sắm mới, tích cực tăng số lượng sản phẩm và hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.”

2.2 Các sản phẩm được giao dịch trên sàn

Các đối tác cung cấp của Lazada đến từ nhiều thương hiệu, lĩnh vực hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau

• Ngành Điện thoại di động: Oppo, Samsung, Apple, Xiaomi,...

• Ngành Sức khỏe và Sắc đẹp: LOreal, La Roche-Posay, Senka,...

• Ngành Thiết bị điện gia dụng: SONY, Samsung, TANIX

• Ngành Phụ kiện thời trang: Casio, Candycat, SKMEI, G-Shock,...

• Ngành Phụ kiện máy ảnh: Camelion, Maxell, Doublepow,...

• Ngành Siêu thị tạp hóa: Nutifood, Dutch Lady, Ensure,...

• Ngành Xe máy/Ơ tơ: Yamaha, Vespa, SUZUKI, PIAGGIO,...

38 Báo cáo đồ án mơn học CƠ SỞ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

2.3 Các đối tác

Ngồi việc hướng đến các trải nghiệm của khách hàng trên sàn thương mại điện tử thì Lazada chú trọng chất lượng của trải nghiệm tài chính (finance) và cung cấp sản phẩm (logistics). Do đó, họ có nhiều đối tác để đồng hành cùng họ:

• Đối tác thương hiệu lớn: Tại Lazada Brand Awards 2020, Lazada đã vinh danh các thương hiệu nổi bật nhất đã đồng hành trong năm vừa qua. Trong đó có 12 thương hiệu nổi tiếng bao gồm: Xiaomi, Abbott, Adidas, Kiehl’s, La Roche-Posay, Samsung, TCL, Tefal, Unilever, GUMAC, JBL và Lock&Lock. • Đối tác vận chuyển, giao hàng: Có các đơn vị vận chuyển giao hàng dọc tuyến đường toàn quốc như GHN Express, Ninja Van, AhaMove, J&T Express, Best Express,...

• Đối tác thanh tốn: Hiện nay, nhiều ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam đang là đối tác tin cậy của trang thương mại điện tử Lazada, trong có thể kể đến như: Vietcombank, MBBank, Sacombank, HSBC, Vietinbank, TP Bank,...Ngồi ra cịn có Ví điện tử Momo, ZaloPay.

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu quy trình hệ thống thông tin quản lý mua sắm online hỗn hợp (b2b b2c) (Trang 45 - 48)