Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 28 - 38)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3 Những xu hướng phát triển nông nghiệp

2.3.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

2.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp

nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp [18].

Đất đai chụi tác động của các yếu tố: nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật, quy luật sinh thái tự nhiên), nhóm yếu tố con người và các quy luật kinh tế - xã hội, các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất, còn phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Cùng với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật, công nghiệp và nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng hạn chế của các nguồn tài nguyên.

Hiện nay đất đai đang đối mặt với những vấn đề: Nhiều diện tích đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người; diện tích đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; quá trình thối hố đất, rửa trơi đất và phá hoại đất diễn ra một cách nghiêm trọng. Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của lồi người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.

Theo quan điểm của FAO, 1992 [37]: “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Trong nông nghiệp được dùng theo nghĩa rộng bao gồm nghề trồng trọt, nghề cá, nghề rừng, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật đi

đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và khơng làm thối hố mơi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội [22].

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền vững cho cuộc sống của con người. Mục đích của nơng nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà khơng bóc lột đất đai, khơng làm ơ nhiễm mơi trường. Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên.

Theo Vũ Khắc Hịa nơng nghiệp bền vững khơng có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người dân, bền vững là sử dụng những công nghệ và thiết bị vừa mới được phát kiến, những mơ hình canh tác tổng hợp, những phát kiến mới nhất để giảm giá thành đầu vào. Đó là những cơng nghệ mới về chăn nuôi động vật, những kiến thức sâu về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên dịch [16].

Đặc biệt, việc xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người nông dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức, sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau [39].

FAO cho rằng sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, khơng bị suy thối mơi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là [38]:

- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nơng nghiệp.

- Duy trì và chỗ nào có thể thì tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, khơng phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lịng tin trong nơng dân.

Theo Tadon nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật ni, các cơng trình xây dựng và hạ tầng cơ sở (nước, năng lượng, đường xá…). Tuy vậy nông nghiệp bền vững khơng hẳn là những yếu tố đó mà chính là mối liên hệ giữa các yếu tố do con người tạo ra, sắp đặt và phân bố chúng trên bề mặt trái đất [39].

Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống sản xuất ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà khơng bóc lột đất, khơng gây ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không dần huỷ diệt sự sống trên trái đất. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật ni kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách hài hòa và thống nhất. Nông nghiệp bền vững bao gồm 3 phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và chi phối thời gian, tài lực, vật lực vào các mục tiêu đó.

Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng ngàn năm nay, có thể coi là một mơ hình nơng nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích

hợp trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta. Gần đây, những mơ hình sử dụng đất như VAC (vườn, ao, chuồng), mơ hình nơng - lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình lao động sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển.

2.3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững

* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật ni chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.

Đối với sản xuất nơng nghiệp điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nơng sản hàng hố với giá rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác [26].

* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố. Theo Frank Ellí và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu

mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nơng nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [26].

* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

- Công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất

Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nơng nghiệp hàng hố. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chun mơn hố, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.

- Phương thức tổ chức sản xuất

Các phương thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hố.

Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.

- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hố của hộ nơng dân khơng thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nơng sản phẩm [26].

* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra [31]. Trong cơ chế thị trường, các nơng hộ hồn tồn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nơng sản hàng hố mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Cần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học cơng nghệ gì. Sản phẩm hàng hố của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố có hiệu quả [9].

- Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ...có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hố của nơng dân. Đó là cơng cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nơng sản hàng hố.

Từ khi có chính sách đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Đảng (ngày 5/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các nông hộ và hàng loạt các chính sách kinh tế được ban hành như: chính sách tự do thương mại hoá trên phạm vi cả nước, chính sách một giá, chính sách cho nơng dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, chính sách thuế với nơng dân và các chính sách trong nơng nghiệp đã tác động có lợi lớn đến sản xuất nơng nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, năm 1989 đã xuất khẩu được được 1,4 triệu tấn gạo hàng hoá và đến nay đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo [41].

Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, 1998, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nơng nghiệp và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc đẩy việc sử dụng một cách hợp lý hơn.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố. Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: chương trình 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xố đói giảm nghèo, chính sách 773 về “khai thác mặt nước hoang, bãi bồi ven sơng biển”, chính sách dồn điền đổi thửa...

- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nơng nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nơng nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hàng hố.

2.3.3.3 Một số định hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Theo phân tích của các chun gia, để có được sự phát triển xã hội bền vững, vẫn tiếp tục phải ưu tiên giải quyết 5 vấn đề là xố đói giảm nghèo; hạn chế tăng dân số; định hướng đô thị hoá và di dân; nâng cao chất lượng giáo dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường. Đối với mỗi vấn đề này, phải có những giải pháp cụ thể được kiến nghị. Chẳng hạn để nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)