Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 87 - 88)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.4.3 Hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến đến một số chỉ tiêu: giá trị ngày công lao động, mức thu hút lao động của các kiểu sử dụng đất trong các vùng.

* Giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng là một vấn đề lớn, đang được quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Trong khi cơng nghiệp dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nơng thơn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nơng dân. Xét trên tồn bộ dân cư Đồng bằng sơng Hồng chỉ có 70,95% là có việc làm từ 6 tháng trở lên, gần 30% dân cư làm việc dưới 6 tháng, khơng có việc làm hoặc ở các tình trạng khác. Tuy có việc làm nhưng tình trạng khơng tận dụng hết lao động cũng là phổ biến [26].

Phát triển sản xuất hàng hóa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây nên. Mặt khác, tâm lý và tập quán sản xuất thay đổi nâng cao trình độ thâm canh, từ sản xuất theo kinh nghiệm đến kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Để đánh giá được hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả cho thấy:

- Trên cùng một vùng sản xuất nhưng giữa các LUT có sự chênh lệch nhau về mức độ đầu tư công lao động và giá trị ngày công:

+ Vùng 1: LUT 2 màu – 1 lúa sử dụng nhiều công lao động gấp 1,88 lần LUT chuyên lúa, gấp 1,10 LUT 2 lúa – màu và 1,02 lần LUT chuyên rau màu.

GTGT/lao động LUT chuyên rau màu cao gấp 1,30 lần LUT chuyên lúa, gấp 1,05 lần LUT 2 lúa – 1 màu và 1,09 lần LUT 2 màu – 1 lúa.

+ Vùng 2: LUT chuyên rau màu sử dụng nhiều lao động hơn gấp 1,66 lần LUT 2 lúa – màu, gấp 1,29 lần LUT 2 màu – lúa và gấp 3,30 lần LUT chuyên lúa.

- Cùng 1 LUT, giữa các vùng thì có sự chênh lệch nhau về mức đầu tư lao động và giá trị ngày công khác nhau.

+ Cùng LUT chuyên rau màu, vùng 2 đầu tư công lao động gấp 1,93 lần vùng 3 và 1,81 lần vùng 1; vùng 2 đạt GTGT/lao động gấp 1,08 lần vùng 3 và 1,07 lần vùng 1.

+ Cùng LUT 2 màu – 1 lúa, vùng 2 đầu tư lao động gấp 1,52 lần vùng 3 nhưng GTGT/lao động vùng 3 gấp 1,18 lần vùng 2.

+ Cùng LUT 2 lúa – 1 màu, vùng 2 đầu tư công lao động gấp 1,19 lần vùng 1 nhưng GTGT/lao động vùng 1 gấp 1,10 lần vùng 2.

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)