PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Phúc Thọ. * Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất sản xuất nông nghiệp và vấn đề liên quan đến q trình sử dụng đất nơng nghiệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình phúc lợi...).
- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ
- Tình hình quản lý đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất đai.
3.2.3 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trong huyện.
3.2.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ
- Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của từng cây trồng trên 1 ha đất canh tác.
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác.
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao động quy đổi.
- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất + Mức độ sử dụng lao động;
+ Giá trị ngày công lao động;
- Hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng, các kiểu sử dụng đất.
- Đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sẽ đưa ra:
+ Tổng quát sự phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất hiệu quả và có xu hướng phát triển.
+ Những ưu điểm trong phát triển sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Nguyên nhân.
3.2.5 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Những quan điểm chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất
nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai và hệ thống cây trồng của huyện, Phúc Thọ được chia làm 3 tiểu vùng:
* Tiểu vùng 1: Đất vùng bãi sông Hồng
Đây là vùng đất ngồi đê sơng Hồng phân bổ ở các xã Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Hát Môn, Thanh Đa, Tam Thuấn. Thành phần cơ giới thường là cát pha. Độ pHkcl Từ 5,6 – 7,0, OM (%) 1 – 1,5%, Lân dễ tiêu 10 – 15 mg/100g đất. Địa hình cao, vàn cao và vàn. Diện tích này có thuận lợi là hàng năm đựơc bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên đây là vùng đất có hệ thống kênh mương kém việc tưới tiêu rất khó khăn. Xã đại diện điều tra là xã Xuân Phú.
* Tiểu vùng 2: Đất vùng trong đê sông hồng
Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm, phân bố ở 11 xã và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Phúc Thọ, xã Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Thành phần cơ giới thường là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng. Độ pHkcl 6,5 – 7,0, OM(%) 1 – 2%. Lân dễ tiêu 7- 15 mg/100g đất. Địa hình vàn, vàn cao, thấp. Diện tích đất này là đất phù sa sơng Hồng khơng được bồi hàng năm, trung tính ít chua. Hệ thống kênh mương vùng này tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây trồng. Xã đại diện điều tra là xã Võng Xuyên.
* Tiểu vùng 3: Đất vùng ven sơng Tích
Đất vùng này được phân bổ ở 2 xã Tích Giang và xã Trạch Mỹ Lộc. Đặc điểm của đất này là có thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc thịt trung bình. Độ pHkcl: 4,5 – 5,5, OM (%): 1 - 2%. Lân dễ tiêu nhỏ hơn 10 mg/100g đất. Đất này thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả lâu năm. Trong tương lai, huyện phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặt biệt là xây dựng, phát triển các mơ hình trang trại, phát triển trồng cây ăn quả lâu năm. Xã Trạch
Mỹ Lộc được chọn làm điểm nghiên cứu.
- Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nơng nghiệp có diện tích lớn hơn 600 m2, thuộc 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng. Mỗi xã tiến hành điều tra 60 hộ và tổng số hộ điều tra là 180 hộ.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Mơi trường, phịng NN & PTNT, phòng Thống kê, phịng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm khai thác cơng trình thuỷ lợi huyện...
- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nơng hộ theo phương pháp cụ thể.
Thu thập bằng phương pháp điều tra nơng hộ thơng qua bộ câu hỏi có sẵn. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nơng hộ. Về mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.
3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế: tính tốn GTSX/ha, GTGT/ha, CPTG/ha. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
- Hiệu quả xã hội: tính tốn GTSX/lao động, GTGT/lao động, số lượng công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.
- Hiệu quả mơi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó đưa ra các khuyến cáo cho người nông dân.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstion. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.
3.3.4 Các phương pháp khác
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ kết quả nghiên cứu của
đề tài, chúng tham khảo thêm ý kiến của người có chun mơn, cán bộ lãnh đạo và những người nông dân sản xuất giỏi trong huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nơng nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.
* Phương pháp dự báo: các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu
của đề tài và dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.