PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
4.5.3.1 Giải pháp về bố trí hệ thống canh tác trên đất sản xuất nông nghiệp
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp cho thấy việc bố trí hợp lý cây trồng, mùa vụ có vai trị rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, việc bố trí hệ thống cây trồng nên theo đặc điểm của từng vùng.
- Đối với tiểu vùng 1:
Loại hình sử dụng đất chuyên lúa và 2 lúa – màu cho hiệu quả thấp hơn so với loại hình sử dụng đất chuyên rau màu, cây ăn quả. Mặt khác, do đặc điểm đất đai vùng này tương đối thuận lợi để phát triển cây rau màu và cây ăn quả. Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây rau màu, cây ăn quả là rất quan trọng. Gần đây trên chân đất cao, đất sản xuất nông nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư đang được trồng bưởi diễn, cam canh thay cho cây chuối trước đây và đã hình thành vùng hàng hóa bưởi diễn, cam canh. Tuy nhiên cần được thực hiện đồng bộ với các giải pháp kỹ thuật khác như chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản... để sản phẩm hàng hóa đồng nhất và đảm bảo chất lượng. Đối với vùng đất bãi, hiện nay ưu thế chủ yếu là cây ngô. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất chuyên ngô chỉ đạt GTGT/ha là 45611,61 nghìn đồng (chỉ bằng 34,94% và thu hút lực lượng lao động chỉ bằng 1/2) so với kiểu sử dụng đất đậu tương – đậu đũa – bắp cải sớm – bắp cải muộn.
Do vậy, việc lựa chọn cây trồng cho vùng 1 là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Giải pháp thay thế cây màu bằng các loại rau đang rất được quan tâm. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ nông sản và bảo vệ đất đai khi thâm canh cao là điều cần được quan tâm. Cà chua, đậu đũa, hành ở vùng 1 đang dần khẳng định được thương hiệu. Tuy vậy, việc
hình thành thị trường tiêu thụ ổn định thơng qua các hợp đồng sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến độ rủi ro trong sản xuất cao.
- Đối với tiểu vùng 2:
Khả năng đa dạng hóa cây trồng vùng 2 rất cao. Tuy nhiên đây là vùng thuận lợi cho sản xuất lúa để đảm bảo vấn đề an toàn lương thực cho cả huyện. Vì vậy, việc bố trí kiểu sử dụng đất luân canh lúa với cây rau màu đang chiếm ưu thế. Hệ thống thủy lợi của vùng 2 rất thuận lợi, vì thế việc thâm canh 4, 5 vụ và bố trí lịch mùa vụ của các loại cây trồng cũng thuận lợi hơn. Một số cây rau như dưa chuột, cà chua, hành là thế mạnh của vùng. Đặc biệt là cây hành, các kiểu sử dụng đất có cây hành thường cho hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều công lao động. Tuy vậy, hành hoa là cây ngắn ngày, khó bảo quản địi hỏi việc bố trí mùa vụ rất chặt để khơng gây ứ thừa. Việc lựa chọn hệ thống cây trồng ở vùng này đòi hỏi phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đối với vùng 3:
Địa hình vùng 3 khá phức tạp. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi lại rất tốt. Vì vậy một phần diện tích đất cao vùng 3 chủ yếu là đất vườn và đất xen khu dân cư nên bố trí các cây ăn quả phù hợp. Một số kiểu sử dụng đất kết hợp trồng cây ăn quả, các loại rau thơm, ớt đang rất phát triển ở các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc. Phần đất trũng chủ yếu trồng lúa nên cải tạo chuyển vùng đất thấp trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình VAC.
Tuy nhiên, với xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì việc bố trí cây trồng cùng thời vụ canh tác có sự thay đổi đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất:
- Việc bố trí cây trồng có sự ln chuyển thời vụ trong năm, giảm diện tích cây trồng chính vụ, mở rộng diện tích trồng trái vụ, như bắp cải (giảm diện tích trồng vụ đơng, mở rộng diện tích trồng bắp cải sớm và bắp cải
muộn) như vậy điều tiết lượng hàng hóa nơng sản, tăng hiệu quả cây trồng. - Chuyển đổi giống cây trồng: áp dụng các giống mới vào sản xuất (giống có khả năng chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng nông sản tốt).
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ công đoạn làm đất giảm sức người. Việc sự dụng phân bón theo hướng dẫn của các nhà khoa học tỷ lệ N:P:K cân đối, lượng đạm, lân, ka li bón phù hợp mức độ phát triển của cây trồng. Tăng cường lượng phân hữu cơ bón cho đất.