Về Kinh tế

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 53 - 59)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

4.1.2.1 Về Kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế tính trên tồn địa bàn huyện thời gian qua ln đạt mức độ cao. Bình qn giai đoạn 1996 - 2000 tăng xấp xỉ 10%/năm, giai đoạn 2000 - 2008 tăng bình quân 9,1%/năm, đặc biệt giai đoạn 2005 - 2008 tăng mạnh.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2004 – 2008

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nơng lâm nghiệp, đó cũng là xu hướng phát triển chung của thành phố Hà Nội cũng như cả nước là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm, công nghiệp địa phương chậm phát triển, tuy nhiên ngành dịch vụ và du lịch những năm gần đây đã có bước phát triển tương đối mạnh trên địa bàn huyện. Nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nộ thì Phúc Thọ ở mức độ thấp hơn. (Tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2008 đạt 12,5%/năm).

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2004-2008

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng Sản phẩm (tỷ đồng) 1135,12 1289,54 1421,34 1542,20 1636,42

Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông lâm, thuỷ sản (%) 47,20 45,10 41,0 38,70 38,24

Công nghiệp, xây dựng (%) 28,30 29,70 31,20 32,20 32,50

Dịch vụ, du lịch (%) 24,50 25,20 27,80 29,10 29,26

Nguồn: Số liệu từ Phòng Thống kê huyện Phúc Thọ [23]

* Xu hướng phát triển kinh tế

Trong những năm tiếp theo, mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện Phúc Thọ cũng như của thành phố Hà Nội đó là:

đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kinh tế - xã hội. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có thương hiệu nổi tiếng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống cải thiện, nhu cầu cung cầu trong sản xuất, đời sống cao hơn địi hỏi hình thành nhiều trung tâm cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ và đơ thị hố trong vùng.

4.1.2.2. Về xã hội * Dân số:

Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2008 thì tổng số nhân khẩu của huyện Phúc Thọ là 164.479 người. Trong đó:

Dân số đơ thị là 7.327 người, chiếm 4,46% tổng dân số, đây là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hố xã hội của đơ thị hiện tại và mở rộng trong tương lai.

Dân số nông thôn 157.152 người chiếm 95,54 % dân số của huyện, đây là nguồn nhân lực tham gia phát triển kinh tế, bên cạnh đó có một phần dân số tham gia đơ thị hố thơng qua việc di cư từ nơng thơn ra thành thị.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Mật độ dân số trung bình tồn huyện năm 2008 là 1.405 người/km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Võng Xuyên 2.208 người/km2, nơi có mật độ thấp nhất là xã Vân Hà có 371 người/ km2.

Qua các chỉ số phát triển dân số đơ thị trong vùng, tốc độ đơ thị hố ở giai đoạn 2001 – 2005 bình quân khoảng 1,1%/ năm. Nguyên nhân do sức hút đô thị cịn yếu; việc giải quyết cơng ăn việc làm tại đơ thị cịn gặp nhiều khó khăn; cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tại đơ thị cịn nhỏ bé, yếu kém.

Trên sơ sở nhu cầu và tốc độ đơ thị hố dẫn đến xây dựng các đô thị mới tại huyện. Do đó khả năng di dân từ nơi khác đến các đô thị mới trong huyện là rất cao do yếu tố tiềm năng của quỹ đất, các khu công nghiệp, điểm

cơng nghiệp được hình thành và phát triển thì khả năng này sẽ là sự bùng nổ. Khả năng di dân cơ học dự báo từ nay đến năm 2020 khoảng 2 - 3%/năm, sau năm 2020 sẽ khoảng 3 - 4%/năm (Hà Nội hiện nay là 5%).

* Lao động và việc làm:

Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 49% dân số. Tổng số lao động trong huyện là 80.594 người. Trong đó số lao động nông nghiệp là 56.448 người, chiếm 70,04% tổng số lao động trong độ tuổi, đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thương mại dịch vụ 10.356 người chiếm 12,85% tổng số lao động, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 13.790 người, chiếm 17,11% tổng số lao động trong huyện.

Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.

Bảng 4.2. Dân số và lao động huyện Phúc Thọ giai đoạn 2004-2008

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2007 2008

1. Dân số trung bình người 157.030 158.824 162.434 164.479

- Phân theo khu vực:

Thành thị người 6.714 6.867 7.155 7.327

Nông thôn người 150.316 151.957 155.279 157.152

- Phân theo giới tính:

Nam người 78.201 79.094 80.892 81.512

Nữ người 78.829 79.730 81.542 82.967

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,02 1,13 1,22 1,20

3. Tổng số lao động người 76.945 77.824 79.593 80.594

- Lao động nông nghiệp người 55.200 55.831 57.100 56.448

- Lao động dịch vụ người 9.734 9.845 10.068 10.356

- Lao động công nghiệp người 12.011 12.148 12.424 13.790

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân * Thuỷ lợi

Hiện tại toàn huyện có 56 trạm bơm tưới với tổng cơng suất là 72.850 m3/giờ, 7 trạm bơm tiêu với tổng công suất 39.580 m3/giờ. Trong đó cơng ty khai thác cơng trình thuỷ lợi Phúc Thọ quản lý 20 trạm với tổng công suất 26.229 m3/giờ. Năng lực hiện tại của hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới chủ động cho trên 90% diện tích đất lúa và 70% diện tích đất trồng màu. Khi có lượng mưa lớn hơn 300 mm trong 3, 4 ngày, diện tích đất canh tác còn bị ngập úng của huyện là 600 ha chiếm 9,3% tổng diện tích đất canh tác. Diện tích cịn bị hạn là 1000 ha, chiếm 15% diện tích đất canh tác.

Huyện Phúc Thọ có 5 tuyến đê do Trung ương quản lý với tổng chiều dài là 40 km là đê Linh Chiểu, đê Vân Cốc, đê sơng Đáy, đê Ngọc Tảo và đê sơng Tích. Dưới hệ thống đê sơng Hồng, sơng Đáy và sơng Tích có 10 cống làm nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Ngồi 5 tuyến đê chính trên, huyện quản lý một số tuyến đê bối để bảo vệ các vùng ven đê sơng Hồng và sơng Tích với tổng chiều dài 10 km thuộc các xã Tích Giang, Phương Độ, Cẩm Đình, Vân Nam, Vân Phúc. Các tuyến đê này mặc dù hàng năm được Nhà nước đầu tư kinh phí tu bổ, nhưng do nền đê, thân đê yếu, có nhiều ẩn hoạ, nên về mùa lũ thường xẩy ra sự cố.

* Giao thông

Hệ thống giao thơng của huyện bao gồm các tuyến chính như sau: - Tuyến đường quốc lộ 32 chạy qua khu trung tâm huyện với tổng chiều dài là 16 km, mặt đường rải nhựa đang được triển khai việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng.

- Đường tỉnh lộ 82 từ Trạch Mỹ Lộc ra Võng Xuyên dài 7 km, mặt đường rải nhựa nhưng còn hẹp.

đã được rải nhựa nhưng còn nhỏ hẹp, cần được tiếp tục cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai.

- Tuyến đường tỉnh lộ 80B từ Phúc Thọ đi Thạch Thất, phần nằm trên địa bàn huyện dài 0,75 km, mặt đường rộng trung bình 6m đã rải nhựa.

- Đường tỉnh lộ 46 từ Quai Chè đi Quốc Oai dài 5 km mặt dường dải cấp phối, chất lượng kém đi lại chưa thuận lợi, hiện tại huyện đang có kế hoạch nâng cấp rải nhựa.

- Đường liên xã từ Hát Môn đi Tam Thuấn dài 8,5 km mặt đường đổ bê tông rộng 3,5m, đi lại rất thuận tiện, đường từ Phụng Thượng đi Long Xuyên - Xuân Phú dài 6,3 km, mặt đường rải nhựa rộng 4m, đường liên xã Vân Nam đi Vân Hà có chiều dài 3,5 km, mặt đường đổ bê tơng rộng 3,5m. Ngồi ra tồn huyện có 75,7 km đường liên xã, trong đó 2,2 km đã được rải nhựa, cịn lại là đường cấp phối rất thuận tiện cho giao thông đi lại.

* Điện

Huyện Phúc Thọ sử dụng mạng lưới điện quốc gia, hiện nay có 23/23 xã, thị trấn trong huyện đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, nguồn điện tương đối ổn định cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tồn huyện có 2 trạm biến áp trung gian với tổng công suất 3.300 KVA, 88 trạm hạ thế với tổng cơng suất 29 nghìn KVA, hàng năm nguồn điện năng tiêu thụ toàn huyện 39 triệu KW.

* Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc tới các tỉnh trong nước và trên thế giới. Tổng số máy điện thoại tồn huyện đến nay có 5.550 máy điện thoại, 23/23 xã và thị trấn đã có bưu điện và bưu cục, có 24 điểm hoà mạng Internet trên toàn huyện rất thuận tiện cho việc đàm thoại, liên lạc.

4.1.2.4 Tình hình phát triển văn hoá - xã hội

Phúc Thọ là một huyện thuần nơng, bình qn diện tích trên đầu người thấp, mật độ dân số tương đối cao so với tồn tỉnh, phân bố khơng đồng đều trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào khu vực thị trấn và thị tứ. Đa số các điểm dân cư trên địa bàn huyện được hình thành từ thời Pháp thuộc, những năm gần đây, được mở rộng và hình thành một số điểm dân cư dọc theo quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã.

Cơ sở hạ tầng còn tương đối nghèo nàn, mức sống bình qn cịn thấp. Trình độ văn hố và nhận thức của đa số nhân dân tương đối khá, song điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nên kết quả sản xuất chưa cao.

Nguồn nhân lực dồi dào với 80.594 người, cùng với tinh thần chịu khó học hỏi, cần cù lao động và giàu kinh nghiệm sản xuất, đó là điều kiện cho sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

Trong vài năm trở lại đây, trong cơ chế kinh tế mở cửa nên đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện rõ rệt. Theo niên giám thống kê huyện Phúc Thọ năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp lên đến 625,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp là 531,84 tỷ đồng. Việc sử dụng đất nông nghiệp đang dần dần đi vào thế ổn định theo chiều hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, khai thác triệt để quỹ đất, bảo vệ đất đai và môi trường.

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp người dân phần đông mới chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp mà chưa thực sự quan tâm đến ảnh hưởng về xã hội và môi trường do q trình sử dụng đất đó đem lại.

4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)