Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 99 - 100)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.5.3.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nơng sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của Phúc Thọ, là vùng có nhiều thuận lợi. Nông sản cung cấp cho thị trường thành phố Hà Nội – nơi có nhu cầu lương thực thực phẩm lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn, theo chúng tôi cần:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện;

- Phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nơng sản; - Hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã, thị trấn (đặc biệt hồn thành chợ đầu mối nơng sản) tạo ra mơi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung.

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo diện ký kết hợp đồng qua hợp tác xã. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nơng dân, vừa hạn chế được rủi ro.

Thị trường tiêu thụ chính của huyện Phúc Thọ trước tiên là đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Hà Nội, Sơn Tây. Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ… điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ các mặt hàng về nơng sản có tiềm năng và điều kiện để xuất khẩu là rất lớn.

Việc bố trí hệ thống cây trồng nên được giải quyết đồng bộ với việc ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, tuyến đường QL32 đã hồn thiện, việc vận chuyển nơng sản ra thị trường Hà Nội hay lên khu đô thị Sơn Tây tương đối thuận tiện. Vấn đề là làm sao để xây dựng được các tổ chức, dịch vụ tiêu thụ kết hợp với bố trí mùa vụ để khơng có hiện tượng dư thừa rau vào chính vụ. Vì rau là loại nơng sản rất khó bảo quản, vận chuyển.

Đối với một số cây màu như ngô, đậu các loại... cần có các hợp đồng sản xuất để đảm bảo ổn định. Ví dụ như huyện Gia Lộc – Hải Dương xây dựng hợp đồng sản xuất ngô giống với viện Ngô. Đất vùng bãi của huyện rất thích hợp trồng ngơ và Viện Nghiên cứu ngô nằm cạnh huyện. Vì vậy định hướng phát triển ngô giống theo hợp đồng sản xuất với viện Ngơ là rất khả thi. Hoặc có thể kết hợp với các nhà máy, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Đối với các loại cây ăn quả, rau thơm cũng cần có thị trường tiêu thụ ổn định theo hợp đồng. Hiện nay, do tốc độ đô thị hóa ở huyện Từ Liêm nên phần lớn diện tích đất trồng bưởi diễn khơng cịn. Qua hàng chục năm cho thấy bưởi diễn có thể trồng trên đất Phúc Thọ cho chất lượng tương đối tốt, năng suất cao và đã dần hình thành thị trường bưởi diễn cung cấp cho Hà Nội vào mỗi dịp tết. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tự phát, do tư nhân quản lý, điều tiết.

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)