Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 39)

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [30]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và

phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [22].

Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt [10]. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước [31], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [19]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [13]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997) [11], Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [24], phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Như Hà (2000) [12], chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:

Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...

Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong [11], [22]. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng

vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của Phạm Vân Đình [9].

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân [28] đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công- huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông và CAQ, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha.

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất.

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nghiên cứu: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Phúc Thọ. * Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất sản xuất nông nghiệp và vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn.

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi...).

- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp bền vững.

3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ

- Tình hình quản lý đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất đai.

3.2.3 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trong huyện.

3.2.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Phúc Thọ

- Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của từng cây trồng trên 1 ha đất canh tác.

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử dụng đất trên 1 ha đất canh tác.

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao động quy đổi.

- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất + Mức độ sử dụng lao động;

+ Giá trị ngày công lao động;

- Hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất

+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng, các kiểu sử dụng đất.

- Đánh giá tổng hợp

Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sẽ đưa ra:

+ Tổng quát sự phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất hiệu quả và có xu hướng phát triển.

+ Những ưu điểm trong phát triển sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. + Nguyên nhân.

3.2.5 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Những quan điểm chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất

nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai và hệ thống cây trồng của huyện, Phúc Thọ được chia làm 3 tiểu vùng:

* Tiểu vùng 1: Đất vùng bãi sông Hồng

Đây là vùng đất ngoài đê sông Hồng phân bổ ở các xã Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Sen Chiểu, Hát Môn, Thanh Đa, Tam Thuấn. Thành phần cơ giới thường là cát pha. Độ pHkcl Từ 5,6 – 7,0, OM (%) 1 – 1,5%, Lân dễ tiêu 10 – 15 mg/100g đất. Địa hình cao, vàn cao và vàn. Diện tích này có thuận lợi là hàng năm đựơc bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên đây là vùng đất có hệ thống kênh mương kém việc tưới tiêu rất khó khăn. Xã đại diện điều tra là xã Xuân Phú.

* Tiểu vùng 2: Đất vùng trong đê sông hồng

Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không được bồi hàng năm, phân bố ở 11 xã và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Phúc Thọ, xã Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Thành phần cơ giới thường là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng. Độ pHkcl 6,5 – 7,0, OM(%) 1 – 2%. Lân dễ tiêu 7- 15 mg/100g đất. Địa hình vàn, vàn cao, thấp. Diện tích đất này là đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, trung tính ít chua. Hệ thống kênh mương vùng này tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây trồng. Xã đại diện điều tra là xã Võng Xuyên.

* Tiểu vùng 3: Đất vùng ven sông Tích

Đất vùng này được phân bổ ở 2 xã Tích Giang và xã Trạch Mỹ Lộc. Đặc điểm của đất này là có thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc thịt trung bình. Độ pHkcl: 4,5 – 5,5, OM (%): 1 - 2%. Lân dễ tiêu nhỏ hơn 10 mg/100g đất. Đất này thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả lâu năm. Trong tương lai, huyện phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặt biệt là xây dựng, phát triển các mô hình trang trại, phát triển trồng cây ăn quả lâu năm. Xã Trạch

Mỹ Lộc được chọn làm điểm nghiên cứu.

- Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn hơn 600 m2, thuộc 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng. Mỗi xã tiến hành điều tra 60 hộ và tổng số hộ điều tra là 180 hộ.

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm khai thác công trình thuỷ lợi huyện...

- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ theo phương pháp cụ thể.

Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ. Về mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... Và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, bao gồm:

- Hiệu quả kinh tế: tính toán GTSX/ha, GTGT/ha, CPTG/ha. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

- Hiệu quả xã hội: tính toán GTSX/lao động, GTGT/lao động, số lượng công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó đưa ra các khuyến cáo cho người nông dân.

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstion. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

3.3.4 Các phương pháp khác

* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ kết quả nghiên cứu của

đề tài, chúng tham khảo thêm ý kiến của người có chuyên môn, cán bộ lãnh đạo và những người nông dân sản xuất giỏi trong huyện nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.

* Phương pháp dự báo: các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu

của đề tài và dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

ư

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Phúc Thọ nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 36 km, địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Đông giáp huyện Đan Phượng;

- Phía Đông Nam giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai; - Phía Nam giáp huyện Thạch Thất;

- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Tổng diện tích tự nhiên năm 2008 của huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha. Phúc Thọ có thuận lợi cơ bản là nằm cách thị xã Sơn Tây 6 km về phía Tây, trên trục đường quốc lộ 32, cách khu du lịch Đồng Mô và khu làng văn hoá các dân tộc 20 km về phía tây có quốc lộ 46 đi Thạch Thất - Quốc Oai và quốc lộ 82 đi khu công nghệ cao Hoà Lạc nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phúc Thọ được bao bọc bởi 3 dòng sông là sông Hồng, sông Tích và sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa cho đồng ruộng, đồng thời sông Hồng còn là tuyến giao thông thuỷ rất thuận tiện.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Phúc Thọ là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, độ cao giữa các vùng chênh lệch không đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ nằm ở địa hình bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong huyện chỉ có 2 xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang là có một số đồi thấp.

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu điều tra được theo dõi trong vòng 8 năm (từ 2000 - 2008) của trạm khí tượng thuỷ văn Sơn Tây cho thấy:

Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh và mưa ít.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,30C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7 là 28,80C), tháng thấp nhất (tháng giêng là 15,90C), nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 410C, nhiệt độ thấp nhất là 4,50C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.839 mm chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất là 335,29 mm vào tháng 8, lượng mưa thấp thất là 17,8 mm vào tháng 12.

Độ ẩm không khí hàng năm là 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Phúc Thọ được thể hiện

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 39)