Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 47 - 53)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

4.1.1Điều kiện tự nhiên

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Điều kiện tự nhiên

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

4.1.1Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Phúc Thọ nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 36 km, địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Đơng giáp huyện Đan Phượng;

- Phía Đơng Nam giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai; - Phía Nam giáp huyện Thạch Thất;

- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Tổng diện tích tự nhiên năm 2008 của huyện Phúc Thọ là 11.719,27 ha. Phúc Thọ có thuận lợi cơ bản là nằm cách thị xã Sơn Tây 6 km về phía Tây, trên trục đường quốc lộ 32, cách khu du lịch Đồng Mơ và khu làng văn hố các dân tộc 20 km về phía tây có quốc lộ 46 đi Thạch Thất - Quốc Oai và quốc lộ 82 đi khu cơng nghệ cao Hồ Lạc nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phúc Thọ được bao bọc bởi 3 dịng sơng là sơng Hồng, sơng Tích và sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa cho đồng ruộng, đồng thời sơng Hồng cịn là tuyến giao thơng thuỷ rất thuận tiện.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Phúc Thọ là huyện thuộc đồng bằng sơng Hồng, địa hình bằng phẳng, độ cao giữa các vùng chênh lệch khơng đáng kể. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ nằm ở địa hình bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây cơng nghiệp ngắn ngày. Trong huyện chỉ có 2 xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang là có một số đồi thấp.

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu điều tra được theo dõi trong vòng 8 năm (từ 2000 - 2008) của trạm khí tượng thuỷ văn Sơn Tây cho thấy:

Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đơng khơ lạnh và mưa ít.

Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,30C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7 là 28,80C), tháng thấp nhất (tháng giêng là 15,90C), nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 410C, nhiệt độ thấp nhất là 4,50C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.839 mm chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất là 335,29 mm vào tháng 8, lượng mưa thấp thất là 17,8 mm vào tháng 12.

Độ ẩm khơng khí hàng năm là 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 87%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Phúc Thọ được thể hiện qua biểu đồ 4.1. 0 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0 3 5 0 4 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 N h i Ư t ® é L ­ ỵ n g m ­ a § é È m S è g i ê n ¾ n g

Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: gió đơng bắc khơ lạnh thổi về mùa đơng, gió đơng nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều, các tháng 4, 5 và tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khơ nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm trong huyện phải hứng chịu lốc và gió bão nên ảnh hưởng không tốt đến nông nghiệp.

4.1.1.4 Thuỷ văn

Huyện Phúc Thọ được bao bọc bởi một hệ thống sơng ngịi:

- Sông Hồng chạy dọc ranh giới giữa huyện Phúc Thọ và huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.

- Sơng Tích chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía Tây huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Sơng Đáy chạy dọc ở phần lãnh thổ phía Đơng của huyện, nhưng dịng chính của sơng đã bị bồi lấp. Hiện tại, thành phố Hà Nội đang triển khai dự án khơi phục dịng sơng Đáy để lấy nước phù sa tưới cho đồng ruộng của các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hồ và Mỹ Đức.

Sơng Hồng và sơng Tích là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời cũng là hệ thồng tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện. Nước sơng Hồng có hàm lượng phù sa cao chất lượng tốt vừa có tác dụng làm nguồn nước tưới, vừa có tác dụng cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, hệ thống sông này cũng là nguy cơ đe doạ lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.

4.1.1.5 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a, Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của trường Đại học Nông nghiệp, đất đai của huyện được chia thành các nhóm đất sau:

* Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm trung tính, ít chua:

Phân bố ở vùng bãi ven sơng Hồng và sơng Tích có đặc điểm: thành phần cơ giới thường có cát pha, pHKCl từ 5,6 - 7,0; OM (%) từ 1,00 đến 1,50%;

N tổng số từ 0,10 - 0,15%; lân tổng số > 0,10%; lân dễ tiêu 10 - 15 mg/100g đất; kali trao đổi < 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 62, lấy ở xã Hát Môn. Đất này được trồng màu là chủ yếu.

* Đất phù sa sông Hồng khơng được bồi hàng năm trung tính, khơng gley, không kết von:

Đất phân bố ở hầu khắp các xã kể cả trong và ngồi đê chính Ngọc Tảo, địa hình vàn cao hoặc vàn, đặc điểm chung là: thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ, trung bình, pha, pHKCl từ 6,5 - 7,5, OM (%) từ 0,5 đến 1,50%, N tổng số từ 0,05 - 0,15%, lân tổng số > 0,10%, lân dễ tiêu 7 - 15 mg/100g đất, kali trao đổi < 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 73, lấy ở xã Long Xuyên. Đất này được trồng 2 vụ và 3 vụ lúa màu trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đất phù sa sông Hồng khơng được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Phân bố ở hầu hết các xã, trên địa hình vàn thấp và thấp, đặc điểm chung là: thành phần cơ giới thường là thịt trung bình hoặc thịt nặng, pHKCl từ 5,5 - 7,5; OM (%) từ 0,50 đến 1,50%; N tổng số từ 0,05 - 0,10%; lân tổng số > 0,10%, lân dễ tiêu 7 - 15 mg/100g đất, kali trao đổi > 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 53, lấy ở xã Tích Giang. Đất này thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm.

* Đất phù sa sơng Hồng khơng được bồi hàng năm trung tính, ít chua có tầng loang lổ đỏ vàng:

Đất này phân bố trên địa hình cao, đặc điểm: thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ hoặc trung bình, pHKCl từ 5,0 - 6,5, OM (%) từ 1,00 đến 2,00%, N tổng số từ 0,10 - 0,15%, lân tổng số > 0,15%, lân dễ tiêu 7 - 15 mg/100 g đất, kali trao đổi < 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 23, lấy ở xã Phụng Thượng. Đất này thích hợp để trồng 3 vụ lúa màu trong năm.

* Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trung tính, ít chua, gley nhẹ hoặc trung bình:

Đất này phân bố trên địa hình thấp, ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm: thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, pHKCl từ 5,0 - 6,5, OM (%) >2,00%, N tổng số từ 0,15 - 0,25%, lân tổng số > 0,15%, lân dễ tiêu 7 - 15 mg/100 g đất, kali trao đổi < 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 72, lấy ở xã Long Xuyên. Đất này thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm.

* Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm gley nặng và chua:

Đất này phân bố trên địa hình thấp ngập nước vào mùa mưa, đặc điểm chung: thành phần cơ giới thường là thịt nặng hoặc sét, pHKCl từ 4,5 - 5,5, OM (%) từ 1,50 đến 2,00%, N tổng số từ 0,15 - 0,25%, lân tổng số > 0,10%, lân dễ tiêu 15 - 25 mg/100 g đất, kali trao đổi < 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 31, lấy ở xã Tích Giang. Đất này thích hợp để trồng 2 vụ lúa trong năm.

* Đất đỏ vàng trên đá phiến sét:

Đất này phân bố trên địa hình đồi núi, đặc điểm chung thường là thịt nặng hoặc trung bình, pHKCl từ 4,5 - 5,5, OM (%) từ 1,00 đến 2,00%, lân tổng số > 0,15%, lân dễ tiêu < 10 mg/100g đất, kali trao đổi > 10 mg/100g đất. Đại diện cho loại đất này là phẫu diện PT - 02, lấy ở xã Trạch Mỹ Lộc. Đất này thích hợp để trồng câu lâu năm hoặc trồng rừng.

b, Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt đang sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ sông Hồng qua trạm bơm tưới Phù Sa. Nước sông Hồng có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho cây, chất lượng tốt, rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng.

Sơng Tích Giang vừa là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng vừa là đường tiêu thoát nước của huyện.

Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm vào khoảng 15 - 25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

c, Tài ngun khống sản

Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá đầy đủ về các tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

d, Tài nguyên nhân văn

Phúc Thọ nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sản xuất nơng nghiệp có từ lâu đời. Nhân dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người con của quê hương Phúc Thọ đã anh dũng lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Tồn huyện có 27 điểm di tích lịch sử, văn hoá do Bộ Văn hoá – thể thao – du lịch cơng nhận trong đó đáng chú ý là các cơng trình sau:

- Đền Hai Bà Trưng thuộc xã Hát Mơn là di tích lịch sử nổi tiếng. - Đình Tưởng Phiêu thuộc xã Tích Giang.

- Đình Hạ Hiệp thuộc xã Liên Hiệp.

- Chùa Triệu Xuyên thuộc xã Long Xuyên.

Ngoài ra, cịn có 9 điểm di tích lịch sử - văn hố do UBND tỉnh cơng nhận. Hàng năm huyện có 45 lễ hội đã được cấp giấy phép tổ chức, trong đó đáng chú ý nhất là lễ hội đền Hát Môn.

4.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường cho phát triển kinh tế xã hội của huyện

* Những thuận lợi

- Địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thơng huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội cho huyện đón nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với những thuận lợi về điều kiện

tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý mối quan hệ huyện và sự hấp dẫn của các nguồn tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật... Đặc biệt là các lợi thế của việc phát triển vùng thủ đô sẽ thúc đẩy mối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, du lịch - thương mại, du lịch - văn hoá và khoa học - kỹ thuật của huyện với trung tâm thành phố Hà Nội nói riêng, vùng Đơng Bắc bộ nói chung. Những điều kiện trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống các điểm dân cư trên địa bàn huyện theo xu hướng đơ thị hố.

- Giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, nhiều di tích lịch sử, danh thắng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch sẽ góp phần tạo nên nguồn nội lực về kinh tế cho phát triển và xây dựng những điểm dân cư.

* Những khó khăn

- Là huyện nằm trong kế hoạch xả lũ của sông Hồng khi mùa mưa lũ nên một số xã ven sông Hồng, sông Đáy đã bị ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp, đồng thời gây khó khăn cho q trình xây dựng và bố trí hệ thống mạng lưới dân cư.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy không lớn nhưng cũng đã ảnh hưởng đến không gian sống, môi trường sống, sức khoẻ người dân, nhất là đối với những người dân sống ven các cụm điểm công nghiệp và các làng nghề.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 26487 (Trang 47 - 53)