Ứng dụng quá trình Fenton trong xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU 1SOPROTHIOLANE BẰNG CÁC TÁC NHÂN FENTON (ŒF€*/ O;) VÀ FENTON UV (F©7/UV/ H¿O;) (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu luận văn

1.5.2.Ứng dụng quá trình Fenton trong xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn

chôn lấp [4]

Chôn lấp cho đến nay vẫn là phương pháp xử lý rác phổ biến tại một số nước tiên tiến và đa số các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vấn đề nước rỉ rác từ bãi chôn lấp đã và đang là mối quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường, do sự hiện diện của nhiều chất độc khó phân hủy trong nước rỉ rác qua một thời gian dài. Trong nước rỉ rác có thể có một lượng lớn các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng, anion và muối vô cơ. Điều này làm cho nước rỉ rác trở nên khó khăn trong việc xử lý hơn các loại nước thải khác rất nhiều. Nếu không xử lý nó sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Phương pháp oxy hóa bậc cao có thể sử dụng để loại trừ hay giảm bớt ảnh hưởng các chất độc nói trên. Do đó rất nhiều công trình sử dụng phương pháp Fenton, ví dụ như công trình nghiên cứu về xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp chất thải rắn Thủy Phương (Thừa Thiên Huế) là loại nước rỉ rác từ bãi chôn lấp đã

hoạt động từ năm 1999. Nguồn nước rỉ rác phát sinh ở đây có hàm lượng lớn chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Người ta đã áp dụng quá trình Fenton- UV và cho thấy kết quả rất khả quan, loại bỏ đến 71% COD (COD đầu lên tới 2000mg/l) và màu của nước rỉ rác cũng giảm rất nhiều sau thời gian là 60 phút. Nghiên cứu này tiến hành vào năm 2009, đã mở ra một hướng đi còn chưa phổ biến cho cách giải quyết triệt để vấn đề môi trường gây ra bởi nước rỉ rác cũ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU 1SOPROTHIOLANE BẰNG CÁC TÁC NHÂN FENTON (ŒF€*/ O;) VÀ FENTON UV (F©7/UV/ H¿O;) (Trang 41 - 42)