6. Kết cấu luận văn
1.6.1. Các phương pháp đơn giản
a. Xử lý thuốc trừ sâu trên đất canh tác [32]
Trong phương pháp này, đất bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu được thu lại và trải đều ra thành một lớp đất mỏng ngay trên phần đất không bị ô nhiễm. Việc làm này tạo điều kiện cho các quá trình sinh hóa tự nhiên diễn ra thuận lợi, làm biến đổi và phân hủy thuốc trừ sâu. Đất trồng tự nhiên có chứa các loại vi sinh vật như nấm tảo và vi khuẩn có khả năng chuyển hóa thuốc trừ sâu [26]. Kearney đã báo cáo rằng các vi khuẩn đất có khả năng làm giảm 90% thuốc trừ sâu trong vòng 30 - 40 ngày, các vi khuẩn đất có khả năng làm giảm 83% - 93% thuốc trừ sâu trong vòng 30-40 ngày [31]. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với đất bị nhiễm thuốc trừ sâu ở nồng độ thấp, đối với những mẫu có nồng độ thuốc trừ sâu cao thì phương pháp này khó đem lại kết quả như mong muốn.
b. Xử lý thuốc trừ sâu bằng hố xử lý Plastic [32]
Phương pháp xử lý TTS dùng hố plastic đòi hỏi việc lựa chọn chính xác vị trí đặt hố để tránh hiện tượng rửa trôi. Hố xử lý plastic phải được đặt trong một khu vực không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm cho các khu dân cư ở và các nguồn nước mặt sử dụng cho sản xuất cây trồng và vật nuôi. Các hố nên được xây dựng trên một mặt đất san bằng với độ sâu 0,5 – 1m với một lớp lót bằng nhựa và một lớp đất được đặt lên trên lớp lót. Các hố nên được xây dựng theo dạng hở, thông thoáng, cho phép việc bốc hơi nước vào khí quyển. Mái che được thêm vào để ngăn chặn các nguồn nước từ chăn nuôi hay do mưa hoặc tuyết. Nước thải được bơm vào hố phân hủy và quá trình phân hủy sinh học thuốc trừ sâu diễn ra nhờ vi sinh vật trong đất [26].
Hình 1.2. Hệ thống xử lý bằng hố Plastic