Tình hình tại Việt Nam: chia là m3 giai đoạn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU 1SOPROTHIOLANE BẰNG CÁC TÁC NHÂN FENTON (ŒF€*/ O;) VÀ FENTON UV (F©7/UV/ H¿O;) (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu luận văn

1.7.1. Tình hình tại Việt Nam: chia là m3 giai đoạn

a. Trước năm 1957

Biện pháp hóa học hầu như không có vị trí trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở một số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh rỉ sắt cà phê và Phytophthora cao su và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.

Việc thành lập Tổ Hóa BVTV (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên ( vụ Đông Xuân 1956- 1957). Ở miền Nam thuốc BVTV được sử dụng từ năm 1962.

b. Giai đon t 1957-1990[15]

Thời kì bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi trực tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp. Bằng mạng lưới vật tư nông nghiệp địa phương , thuốc BVTV được phân phối thẳng xuống Hợp tác xã nông nghiệp. Thời kì này đời sống người dân còn khó khăn nên nước ta chưa đi sâu vào các công trình nghiên cứu thuốc trừ sâu.

c. Giai đon t 1990 đến nay

Trình độ khoa học kĩ thuật cũng như điều kiện nghiên cứu đã tiến bộ và đã có 1 số nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe và ta đã xây dựng một số phương pháp để hạn chế ảnh hưởng thuốc BVTV đến môi trường và con người.

- Năm 1998, K.L.Heong, M.M. Escalada, N.H.Huan, V. Mai đã đưa ra một nghiên cứu là sử dụng phương tiện truyền thông, báo đài để nâng cao

nhận thức của người dân về tác hại của TBVTV đến môi trường và sức khỏe con người. Và đưa ra các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp để bảo vệ cây trồng. Phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi vì phương tiện truyền thông lúc bấy giờ còn hạn chế và người dân ít chú ý đến môi trường [28].

- Theo như nghiên cứu của Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh năm 2001, người sử dụng TBVTV thường bỏ qua các rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cần thiết, do đó thường tác động xấu đến sức khỏe. Theo tài liệu thu thập được, 11% của tất cả các ca ngộ độc ở trong nước là do TBVTV [9].

- Năm 2006, Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của TBVTV đối với sức khỏe con người. Họ đã dùng phương pháp y- sinh học. Máu được lấy ở tĩnh mạch để tiến hành phân tích men cholinesterase trong huyết tương (đây là chỉ tiêu để xem xét khả năng nhiễm TBVTV) đối với người phun thuốc. Từ đó, đánh giá khả năng nhiễm độc TBVTV khi tiếp xúc [14].

- Do sử dụng TBVTV tràn lan, không đúng cách nên dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước…Năm 2006, JaMing đã tiến hành một nghiên cứu và đã cho thấy lượng dư TBVTV DDT trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ = 1,56mg/kg, Thanh Sơn, Phú Thọ 30mg/kg [12]. Sự tích tụ hóa chất này trong đất thấm vào nguồn nước ngầm là cho nguồn nước nhiễm TBVTV, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đây là nguyên nhân gây bệnh ung thư tại các làng xã Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quan.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC TRỪ SÂU 1SOPROTHIOLANE BẰNG CÁC TÁC NHÂN FENTON (ŒF€*/ O;) VÀ FENTON UV (F©7/UV/ H¿O;) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)