6. Kết cấu luận văn
2.7.1. Phân hủy Isoprothiolane bằng tác nhân Fe2+/H2O2
a. Khảo sát ảnh hưởng của pH tới sự phân hủy Isoprothiolane
- Cố định nồng độ của Fe2+ và H2O2 trong 4 cốc chứa 100ml dung dịch Isoprothiolane 50ppm : CFe2+ = 300ppm, CH2O2 = 600ppm.
- Điều chỉnh lần lượt pH dung dịch của các cốc trên 2, 3, 4, 5. - Nhiệt độ thí nghiệm: 300C.
- Đưa các cốc trên với giá trị pH khác nhau lên máy khuấy từ và khuấy sau 20 phút, 40 phút, 60 phút, 80 phút, 100 phút, lấy mẫu đo quang và xác định hiệu suất phân hủy IPT.
b. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phân hủy Isoprothiolane
- Cố định nồng độ của Fe2+, H2O2 , và pH trong 3 cốc chứa 100ml dung dịch Isoprothiolane 50ppm : CFe2+ = 300ppm, CH2O2 = 600ppm, pH đã khảo sát được ở mục 2.7.1.a.
- Đưa các cốc trên đặt lên máy khuấy từ với nhiệt độ thay đổi lần lượt là 300C; 400C; 500C sau thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút, 80 phút, 100 phút, lấy mẫu đo quang và xác định hiệu suất phân hủy IPT.
c. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ H2O2 tới sự phân hủy Isoprothiolane
- Cố định nồng độ của Fe2+ và giá trị pH trong 4 cốc chứa 100ml dung dịch Isoprothiolane 50ppm : CFe2+ = 300ppm, pH đã được khảo sát ở mục 2.7.1.a.
- Thay đổi nồng độ H2O2 trong dung dịch: 200ppm; 400ppm; 600ppm; 800ppm.
- Đưa các cốc lên máy khuấy từ đã cố định nhiệt độ đã được khảo sát ở mục 2.7.1.b, sau thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút, 80 phút, 100 phút, lấy mẫu đo quang và xác định hiệu suất phân hủy IPT.
d. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Fe2+đến sự phân hủy Isoprothiolane
- Cố định nồng độ của H2O2và giá trị pH trong 4 cốc chứa 100ml dung dịch Isoprothiolane 50ppm : CH2O2 = 600ppm, pH đã được khảo sát ở mục 2.7.1.a.
- Thay đổi nồng độ Fe2+ lần lượt là: 200ppm; 300ppm; 400ppm; 500ppm.
- Đưa các cốc lên máy khuấy từ đã cố định nhiệt độ đã được khảo sát ở mục 2.7.1.b, sau thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút, 80 phút, 100 phút lấy mẫu đo quang và xác định hiệu suất phân hủy IPT.