Nguồn gốc và giới thiệu sơ lƣợc chitin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 33 - 35)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.1.Nguồn gốc và giới thiệu sơ lƣợc chitin

Chitosan (CS) là dạng deacetyl hóa từ chitin, là polymer sinh học có nhiều trong thiên nhiên, chỉ đứng sau cellulose. Cấu trúc hóa học của chitin gần giống với cellulose. Nó là một phần quan trọng trong vỏ của một số động vật không xƣơng sống (nhƣ côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác,…); nó còn có trong thành tế bào nấm và một số loại tảo; đặc biệt là trong vỏ tôm, cua, ghẹ,… với hàm lƣợng chitin khá cao, dao động từ 14-35% [17].

Chitin có tên khoa học: poly[- (1-4)-2-acetamido-2-deoxy-D- glycopyranose]. Công thức phân tử đơn giản của chitin là (C8H13O5N)n. chitin đƣợc tạo thành từ các gốc N-acetyl-D-glucosamine và đƣợc nối với nhau bởi liên kết - (1-4)-glycosidic nhƣ mô tả ở Hình 1.6.

Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của chitin

Chitin thƣờng không tồn tại trong tự nhiên nhƣ một chất riêng biệt mà xuất hiện dƣới dạng phức chất với nhiều chất khác nhƣ protein, polysaccharides. Chitin là một polysaccharide tồn tại dạng tinh thể có ba dạng thù hình khác nhau ở sự sắp xếp các mạch phân tử trong tinh thể và tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu ban đầu [19]. Trong vỏ tôm, cua phần lớn là dạng -chitin, là loại có cấu trúc mạch ngƣợc chiều nhau đều đặn. -chitin thƣờng đƣợc tách ra từ mai mực ống, loại này trong tự nhiên ít hơn -chitin. Còn -chitin đƣợc tách ra từ sợi kén của bọ cánh cứng, loại này có rất ít trong tự nhiên. Hiện nay, phần lớn chitin đƣợc sản xuất từ vỏ tôm do nguồn nguyên liệu phong phú.

Chitin không tan trong hầu hết dung môi thông thƣờng nên khả năng ứng dụng bị hạn chế. Độ trơ về mặt hóa học đã hạn chế tiềm năng ứng dụng của chitin,

do đó, ngƣời ta thực hiện deacetyl hóa chitin để tạo ra sản phẩm chitosan nhằm thay đổi độ hòa tan và tăng khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực [24].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 33 - 35)