Ứng dụng của chitosan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 36 - 38)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.3.Ứng dụng của chitosan

Chitosan đƣợc nghiên cứu và sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ y học, nông nghiệp, môi trƣờng,…

a. Trong y học

Nhờ vào các đặc tính ƣu việt nhƣ hợp với cơ thể, tự tiêu hủy đƣợc và đặc biệt là không độc hại mà CS đƣợc ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong kĩ thuật bào chế dƣợc phẩm, làm thuốc chữa bỏng, thuốc giảm đau, thuốc hạ cholesterol, chữa đau dạ dày, chống sự đông tụ máu,… CS còn đƣợc ứng dụng làm chỉ khâu tự tan trong phẫu thuật, thay thế cho các loại chỉ truyền thống do có đặc tính bền với dịch mật, dịch tụy và nƣớc tiểu. Trong các trƣờng hợp bị bỏng, CS có thể tạo màng xốp hút nƣớc mạnh, giúp cho oxi thấm qua màng vào các mô bị tổn thƣơng một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Trong điều trị vết thƣơng, CS có tác dụng cầm máu, đẩy nhanh quá trình phát triển các tế bào ở vùng mô bị tổn thƣơng, tăng cƣờng hoạt động của enzyme chitinase và lysozyme, giúp vết thƣơng giảm sự nhiễm trùng và mau lành hơn [17], [15].

CS có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, kích thƣớc sinh trƣởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do nó có thể phá hủy màng tế bào của vi sinh vật. Do đó, CS có thể phòng trừ một số loại bệnh do vi sinh vật nhƣ nấm, vi khuẩn, côn trùng và cả virus gây ra. Có thể nói rằng chitosan đƣợc coi nhƣ là một loại vắc xin thực vật

Bên cạnh đó, CS còn phòng trừ các bệnh nghiêm trọng cho nhiều loại cây trồng nhƣ bệnh đạo ôn trên cây lúa, thán thƣ gây hại cho ớt, gỉ sắt trên cây chè,… CS còn đƣợc dùng làm thuốc kích thích tăng trƣởng cho các loại cây nhƣ cây lúa, một số loại cây ăn quả, cây công nghiệp,… thúc đẩy quá trình sinh trƣởng ở các giai đoạn của cây trồng, quan trọng nhất là tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cây trồng, phòng trừ và điều trị nhiều loại bệnh do virus, nấm gây ra.

Ngoài ra, CS còn có tác dụng chống hạn và giúp làm hạn chế sự thoát hơi nƣớc qua lá. Từ đó làm giảm lƣợng nƣớc tƣới, bảo vệ cây trồng trong mùa khô và tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất [15].

c. Trong bảo quản thực phẩm

Một đặc tính khác cũng quan trọng không kém là hoạt tính kháng khuẩn của CS cũng nhƣ các dẫn xuất của CS đối với một số loại vi khuẩn. Điều này mở ra một tiềm năng mới về ứng dụng trong việc tạo ra các chế phẩm bảo quản thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.

Với đặc tính kháng khuẩn và chống oxi hóa, CS đƣợc coi là một hoạt chất sinh học rẻ tiền, sẵn có và có nguồn gốc tự nhiên. Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng CS có khả năng tạo một lớp màng mỏng hay một lớp bọc không độc hại, có chức năng nhƣ một rào chắn đối với hơi ẩm, oxi, hƣơng liệu và dầu. Nhờ đó mà cải thiện chất lƣợng cũng nhƣ tăng khả năng sử dụng thực phẩm. Ngoài ra, màng polyme sinh học còn có vai trò nhƣ là chất mang cho việc phối trộn các loại phụ gia nhƣ chất chống oxi hóa, tác nhân kháng nấm, kháng khuẩn, chất màu và các chất dinh dƣỡng khác. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì việc chế tạo các màng kháng khuẩn có nguồn gốc từ polyme sinh học rất đƣợc quan tâm và nó ứng dụng

trong việc bảo quản hàng loạt các thực phẩm nhƣ thịt, cá, hoa quả, ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa cũng nhƣ các loại rau [15], [17].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 36 - 38)