5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.4.3. Ứng dụng của curcumin
a. Tác dụng dược lý của curcumin
Theo các nghiên cứu đã đƣợc công bố thì curcumin đƣợc coi là một trong những chất kháng viêm có nguồn gốc tự nhiên và hầu nhƣ không có tác dụng phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra các tác dụng bảo vệ gan và thận, ngăn chặn huyết khối, nhồi máu cơ tim,… của curcumin. Ngoài ra, nó còn có hoạt tính chống oxi hóa mạnh mẽ, kháng khuẩn, chống ung thƣ và kháng viêm [20].
b. Hoạt tính chống ung thư của curcumin
Curcumin có khả năng ức chế sự tạo khối u, tác động đến hầu hết quá trình hình thành và phát triển của khối u. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào bình thƣờng bị tác động bởi các gốc tự do và bị biến đổi thành các tế bào ung thƣ. Curcumin có thể ngăn chặn quá trình này bằng cách bắt giữ các gốc oxy hóa khác nhau nhƣ gốc hydroxyl •OH, gốc peroxyl ROO•, oxi nguyên tử, NO và peroxynitrite ONOO- [33]. Curcumin có khả năng bảo vệ lipid, hemoglobin và ADN khỏi quá trình oxy hóa. Curcumin tinh khiết có kháng các ion oxy hóa mạnh hơn demethoxycurcumin (DMC), bisdemethoxycurcumin [33]. Kết quả nghiên cứu của Conney cho thấy curcumin còn có tác dụng ức chế các chất gây ung thƣ nhƣ benzo pyrene (BaP) và 7,12-dimethylbenz anthracene (DMBA) trên da chuột [29]. Curcumin đƣợc chứng minh là có khả năng chống di căn đối với một vài loại tế bào ung thƣ đồng thời ức chế sự phát triển của tế bào ung thƣ. Khả năng làm giảm quá trình di căn này curcumin phụ thuộc vào nguồn gốc của khối u và loại khối u ác tính [31], [33].
Ngoài ra, curcumin còn có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh và cả đến các cách điều trị (hóa trị-xạ trị) nhƣ đau do bệnh lý thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, mất ngủ [23].
CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU