Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết lá ổi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 45 - 46)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.1.Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết lá ổi

a. Khảo sát thời gian chiết

Để khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết lá ổi tối ƣu vào thời gian chiết, tiến hành định lƣợng hàm lƣợng chất khử trong dịch chiết lá ổi với dung môi nƣớc theo các bƣớc sau:

+ Bƣớc 1: Lá ổi đƣợc rửa sạch, làm khô, cắt nhỏ. Cân lấy 10 g lá ổi cho vào

cốc thủy tinh 250 mL, thêm vào 200 mL nƣớc cất, bọc miệng cốc bằng màng nhựa mỏng. Tiến hành chƣng ninh ở 90oC trong thời gian t phút, thay đổi giá trị của t là 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút.

+ Bƣớc 2: Tiến hành lọc nóng dịch chiết. Lấy 5 mL dịch chiết vừa thu đƣợc

pha loãng 10 lần trong bình định mức 50 mL.

+ Bƣớc 3: Cho vào bình tam giác 250 mL các dung dịch: 5 mL dịch chiết đã

pha loãng + H2SO4 1M + 3 giọt dung dịch MnSO4 0,1M + 40 mL dung dịch KMnO4 10-3M. Đối với dung dịch KMnO4, ta cho vào từ từ từng lƣợng nhỏ khoảng 5 mL, vừa cho vào vừa khuấy đều. Sau đó để yên trong khoảng 1 phút để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chuẩn độ lƣợng dƣ dung dịch KMnO4 bằng dung dịch axit oxalic 0,01M (dung dịch chuyển từ màu hồng nhạt sang không màu), giữ nhiệt độ bình khoảng 70oC. Thực hiện 3 lần, ghi lại thể tích dung dịch axit oxalic ở mỗi lần chuẩn.

+ Bƣớc 4: Chuẩn độ mẫu trắng: thực hiện chuẩn độ mẫu trắng song song với

các mẫu dịch chiết. Cho vào bình tam giác 250 mL các dung dịch: 5 mL nƣớc cất + H2SO4 1M + 3 giọt dung dịch MnSO4 0,1M + 40 mL dung dịch KMnO4 10-3M. Đối với dung dịch KMnO4, ta cho vào từ từ từng lƣợng nhỏ khoảng 5 mL, vừa cho vào vừa khuấy đều. Sau đó để yên trong khoảng 1 phút để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chuẩn độ lƣợng dƣ dung dịch KMnO4 bằng dung dịch axit oxalic 0,01M (dung dịch chuyển từ màu hồng nhạt sang không màu), giữ nhiệt độ bình khoảng 70oC. Thực hiện 3 lần, ghi lại thể tích dung dịch axit oxalic ở mỗi lần chuẩn.

b. Khảo sát tỉ lệ rắn/ lỏng

- Tiến hành 4 bƣớc nhƣ ở mục 2.2.1.a.

- Thời gian chiết t là thời gian tối ƣu đã chọn theo mục 2.2.1.a.

- Đối với tỉ lệ rắn/ lỏng, cố định thể tích nƣớc là 200 mL, khối lƣợng mẫu lá ổi m (g) biến thiên từ 5 g, 10 g, 15 g, 20 g, 25 g, 30 g.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỐNG HỢP VẬT LIỆU | NANO Fe+O, ĐÍNH CHITOSAN TỪ DỊCH CHIẾT LÁ ÖI VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT MANG CURCUMIN ! (Trang 45 - 46)