• Về phương diện chiều rộng của không gian địa lí:
- Không gian gần gũi, thân thiết, riêng tư, gắn với sinh hoạt của mỗi người:
“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
+ tư duy chiết tự: “Đất là…”, “Nước là…”, “Đất nước là…” + Tách “đất” và “nước” ra như hai yếu tố âm – dương hòa hợp + “trường”: nơi học tập kiến thức; “tắm”: gợi ra sự thanh khiết
+ “ta hẹn hò”, “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”: gợi ra tình yêu, tình cảm, kỉ niệm đôi lứa; “chiếc khăn”: theo truyền thống là nơi gửi gắm tình cảm:
“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.”
- Không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ:
“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵn
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
+ Gợi ra không gian rộng lớn của đất nước, có dãy Trường Sơn chạy dài, có biển Đông rộng lớn
• Về phương diện chiều sâu của lịch sử - hiện tại – tương lai
- Lịch sử:
“Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ
+ Trong quá khứ đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại; gợi nhắc về giống nòi cao quý của dân tộc ta, vốn là con rồng cháu tiên. Đồng thời còn gợi nhắc về truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông. Nhắc về sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ: “Xưa mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, năm mươi xuống biển năm mươi lên non”
- Hiện tại:
“Những ai đã khuất Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn”
+ Truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, truyền thống ‘Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn”
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùn mười”
+ Đất Nước hiện lên một cách gần gũi và thân thuộc, hiện diện ở trong mỗi con người, bao gồm ngôn ngữ để con người giao tiếp tư duy, bao gồm cả những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn tồn tại trong từng nếp sống.
+ Đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.
+ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong “Nối vòng tay lớn”: “Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà”
- Tương lai:
“Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời...”
+ Một Đất Nước với triển vọng tươi sáng, những thế hệ tương lai được kỳ vọng, được đặt lên vai cái trách nhiệm lớn lên cả về trí tuệ lẫn tầm vóc, để làm nên những điều kỳ diệu cho cả dân tộc cả Đất Nước; thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
+ Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ”, đóng góp, hi sinh để góp phần dựng xây đất nước.
+ Lời khẳng định đất nước hiện hữu trong mỗi người
Qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.
3. Tư tưởng cốt lõi, cao cả: Đất nước là của nhân dân, đã