Vừa là một người anh hùng gan dạ, dung cảm, mưu trí, vừa là một người nghệ sĩ tài ba

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 44 - 47)

. Hai khổ thơ tiếp theo viết về sự tin tưởng, thủy chung:

d) Vừa là một người anh hùng gan dạ, dung cảm, mưu trí, vừa là một người nghệ sĩ tài ba

một người nghệ sĩ tài ba

- Cuộc chiến đấu giữa người lái đò với thạch trận Sông Đà là một cuộc chiến gay go, quyết liệt và dữ dội. Đây không đơn thuần chỉ là một cuộc vượt thác, đây giống như một trận chiến sinh tử

- “Sóng nước như thể quân liều mạng”, “có lúc chúng đội cả thuyền lên”, “bẻ gãy cán chèo”, “vô sở bất chí bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”, “như đô vật túm lấy thắt lưng ông đò”

+ Ông đò “cố nén vết thương”, “chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, vẫn tỉnh táo chỉ huy bạn chèo

+ “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến”

+ Thử thách khó nhất là vòng thạch trận cuối cùng thì ông vượt qua điệu nghệ đẹp mắt như “một mũi tên tre xuyên nhanh”→ sự mưu trí và lành nghề

+ Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá

 Lòng dung cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn, sự quyết tâm

- Ông đò còn ưa những khúc sống nhiều gềnh thác, không thích lái trên sông bằng phẳng

- Khi vượt thác thì điệu nghệ như biểu diễn. Sau khi vượt thác thì chẳng bàn về chiến thắng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường → triết lí của một người nghệ sĩ và một người anh hùng: sau khi làm nên một tác phẩm nghệ thuật hay một chiến thắng thì không chỉ sống mãi với nó, không ngủ quên trên chiến thắng mà phải tạm quên đi để tiếp tục làm công việc của mình

“Thứ vàng mười đã qua thử lửa” của Tây Bắc

Nguyễn Tuân đã kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực- sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức nhiều ngành nghệ thuật

III. Đánh giá

- Là một áng văn đẹp làm từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

 Công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo kì công của tạo hóa về những kì tích lao động của con người

- Chức năng nhận thức, giáo dục

- Hơn cả là thể hiện sự biến đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: một Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này, khác hoàn toàn với Nguyễn Tuân trước CMT8 – con người chỉ muốn xê dịch cho khuây khỏa cảm giác thiếu quê hương:

+ Cái đẹp quá khứ, tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những người xuất chúng siêu phàm >< Cái đẹp hiện tại thường ngày, ở nhân dân lao động bình thường

+ Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ, chủ nghĩa xê dịch >< vẻ đẹp, phong cảnh hùng vĩ quê hương đất nước, thành tích nhân dân trong chiến đấu lao động sản xuất + Thể tùy bút: diễn tả nội tâm, cái tôi của tác giả >< tùy bút pha với bút kí vừa có cái tôi vừa có hình ảnh nhân dân trong lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc

IV. Liên hệ

- “Sông Đà sắp sửa về Đông,

Lại quành nẻo bắc, chơi với xứ Đoài Mang theo nước, cuốn theo trời

- “Đường lên Mường Lễ bao xa

Trăm bảy cái thác trăm ba cái gềnh” (Ca dao)

- “Con khủng long vươn dài hai trăm cây số dốc

Quật nát những rừng già khoét lõm những hang sâu” (Bằng Việt)

- “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rang cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” (“Vượt thác” – Võ Quảng)

V. Nhận định

- “Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp” (Nguyễn Đăng Mạnh)

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)