II. Phân tích tác phẩm
c) Tính cách, phẩm chất
• Nhẫn nhục, chịu đựng
- Thường xuyên bị chồng đánh tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng không hề khóc lóc, van xin hay chống trả, bỏ chạy, phải chịu đựng với sức vóc của một người phụ nữ, vết thương mới còn chưa khô thì lại bị đánh - Khi con lớn lên thì chị xin chồng đưa chị lên bờ đánh vì không muốn con chứng
kiến: hành động hoàn toàn vì con chứ không phải vì cá nhân và lên bờ đánh cũng chẳng đỡ đau hơn
- Khi Đẩu ngỏ ý việc giúp chị li hôn thì chị van xin “bắt tội con cũng được, bỏ tù
con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”
- Chịu bị chồng đánh để chồng được giải tỏa
Cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình có cả cha lẫn mẹ và được cả cha mẹ nuôi khôn lớn
• Yêu thương con vô bờ bến
- Không hề nghĩ cho bản thân mà chỉ nghĩ cho con “bắt tội con cũng được, bỏ tù con
cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”
→ Muốn con có một gia đình hạnh phúc, không muốn con không có cha, được cả cha mẹ nuôi khôn lớn
- Khi Đẩu hỏi có khi nào chị vui thật sự thì chị trả lời đó chính là lúc nhìn các con được ăn no. Chị trả lời với vẻ mặt sáng lên, vui hơn. Như những người khác thì đã có thể bỏ ông chồng vũ phu mà ra đi nhưng chị vẫn trân trọng, níu giữ những niềm vui nhỏ bé gắn liền với các con, lấy đó làm động lực chịu đựng, để có cái nhìn tích cực về cuộc sống, mong muốn được sống
- Không muốn con chứng kiến cảnh mình bị bạo hành nên xin chồng đưa lên bờ đánh: không muốn con hoảng sợ, bị những hình ảnh xấu xa đó làm cho yếu đuối hoặc bị ảnh hưởng xấu, trở nên côn đồ - điều mà dễ dàng nhận ra ở thằng Phác khi nó đã dùng bạo lực để đáp trả lại bạo lực của cha nó, có lần còn định dùng cả dao găm. Do vậy mà chị lại quyết định gửi thằng Phác lên cho ông ngoại nuôi để con đừng bị ảnh hưởng
• Vị tha, bao dung
- Bị chồng đánh đập mà không hề căm giận, oán trách, thù hận. Ngược lại bà lại là người hiểu chồng nhất. Bà không phản kháng vì bà vị tha, yêu thương chồng con chứ không phải vì bà nhu nhược, yếu đuối hay bị đe dọa, hăm dọa
- Bà còn biết ơn chồng bà đã cùng bà chèo chống nuôi con
- Luôn nhìn người chồng – người đánh đập mình – bằng đôi mắt hi vọng, nhân hậu, vẫn nhìn thấy ở chồng hình ảnh của “của người con trai cục tính nhưng rất hiền lành” ngay trong cả người chồng vũ phu hiện tại
- Khi nói chuyện với Đẩu thì bà nhận mọi lỗi lầm về mình như do bà đẻ con nhiều, nhận rằng sự hung bạo của chồng cũng do bà mà ra
• Thấu hiểu lẽ đời
- Phùng và Đẩu nghĩ bà cạn nghĩ, yếu đuối nhưng trong cuộc nói chuyện và thể hiện suy nghĩ sâu sắc (những lí do không bỏ chồng như trên: cương quyết không chịu li hôn, phải sống vì con), thậm chí dạy đời lại khiến Phùng và Đẩu nhận ra thiếu sót của mình
- Ý thức được sinh con ra phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ, đảm bảo tình cảm, an toàn không để con thiếu thốn về tình cảm
Giúp bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về bản thân, cuộc sống: mọi chuyện không đơn giản như cái vẻ bề ngoài, muốn đánh giá hay suy xét một ai, một sự việc phải hiểu tường tận
Sự đối lập: bề ngoài xấu xí nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấu hiểu lẽ đời, thông cảm cho người khác, thương con → hình ảnh người phụ nữ nhân hậu, bao dung
III. Đánh giá
- Bằng cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo, tác giả đã khắc họa được sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền với tình cảnh bạo lực của gia đình làm nghề chài lưới kia, góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
- Tính triết lí: về cách nhìn nhận cuộc sống của con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, nhìn nhận được bản chất của sự việc, không chỉ đánh giá qua vẻ bề ngoài, không để vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa
- Tinh thần nhân đạo:
+ Căm ghét cái xấu: bạo lực + cái nghèo làm con người trở nên xấu xa
+ Đồng cảm xót thương cho kiếp người đói nghèo, bế tắc, bị cầm tù trong những nỗi đau thể xác và tinh thần
+ Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất đáng quí của con người - Nhận thức về bạo lực gia đình, bạo lực giới
- Giáo dục về bình đẳng giới, ngăn chặn, đấu tranh chống lại bạo lực gia đình
- Bài học cho những người làm nghệ thuật không chỉ đi tìm cái đẹp mà phải lấy gốc là cuộc sống con người “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy” (Sê-khốp)
IV. Liên hệ
- Cách miêu tả đối lập giống như “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) (đối lập giữa kí ức tươi đẹp về Hà Nội, chuyến tàu tràn ngập ánh sáng, chiếc đèn, món phở bác Siêu và cuộc sống, hoàn cảnh của hai chị em Liên và An và những con người nơi phố huyện nghèo)
V. Nhận định
- "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than." (Nam Cao)
- "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này".
| II. Danh II. Danh ngôn - dẫn chứng cho nghị luận xã hội |
- Trong đợt dịch COVID 19:
+ Tích cực: chia sẻ khó khăn, thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch, ATM gạo, ATM khẩu trang, các bác sĩ ở TP. Hồ Chí Minh, Hải PHòng sẵn sàng ra tuyến đầu chống dịch ở Đà Nẵng, các chiến sĩ bộ đội vào rừng ở để nhường doanh trại cho người dân cách ly, …
+ Tiêu cực: buôn bán khẩu trang giả, găng tay giả, tung tin sai sự thật, tăng giá khẩu trang, không thực hiện giãn cách xã hội, trốn cách ly, …