Nhất trên cuộc đời a)Khái quát

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 56 - 59)

II. Phân tích tác phẩm

nhất trên cuộc đời a)Khái quát

a) Khái quát

- Là nhân vật nhiều dư vị nhất, xuất hiện khoảng giữa truyện

- Với nhân vật này, nhà văn nhìn sự việc lấy vợ của Tràng với một góc nhì khác, trong một tâm trạng khác đầy kinh nghiệm và sự từng trải

- Bà cụ Tứ điển hình cho bà mẹ nông dân nghèo khổ, nhân hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con cái và có niềm tin vào tương lai.

b) Phân tích

. Luận điểm 1: Một người mẹ nông dân nghèo khổ

- Hoàn cảnh xuất hiện: +Không gian: nạn đói

+ Thời gian: chiều “chạng vạng”

- Hoàn cảnh sống:

+ Là người dân xóm ngụ cư

+ Cuộc đời nhiều gian truân, chồng và con gái út đã mất; gia tài chỉ còn lại căn nhà

“rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn chổn những bụi cỏ dại”

+ Con trai làm phu xe, nghèo rớt mồng tơi, ngoại hình thô kệch, đàn bà con gái chả ai thèm ngó ngàng gì tới

- Ngoại hình:

+ Vẻ ngoài ốm yếu, khắc khổ, già nua thông qua hành loạt từ láy giàu sức gợi và biểu cảm: “lọng cọng đi”, “húng hắn ho”, “chậm chạp”, “lập cập”, “kèm nhèm”, “bủng beo”

 Người mẹ già nua ốm yếu, nạn nhân của cùng cực đói nghèo, lưng còng mà vẫn phải nặng gánh lo toan.

. Luận điểm 2: Một người mẹ yêu thương con và giàu lòng nhân hậu, bao dung

Tình huống: Tràng dẫn người đàn bà xa lạ về ra mắt mẹ, bà cụ Tứ rơi vào tình

thế bị động

Diễn biến tâm trạng:

- Ngạc nhiên: sự việc làm bà “phấp phỏng” từ láy chỉ tâm trạng bất an; bà “đứng sững lại” có một thoáng giật mình khi nhận ra có người lại trong nhà

+ Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong tâm trí người mẹ già: “Quái sao lại có người đàn bà ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?”.

 Tâm trạng rối bời, ngổn ngang những nỗi suy tư. Bà phải “hấp háy” cặp mắt cho đỡ nhoèn, như không tin vào mắt mình nữa

- Sau khi được Tràng giải thích cặn kẽ thì bà hiểu ra cơ sự và buồn tủi, xót thương cho con:

+ Bà tự trách mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ. Bà so sánh gia cảnh của con mình và người khác: “Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi… Còn mình thì…” Dấu chấm lửng như khoảng lặng trong tâm hồn của người mẹ già

+ Bà xót thương cho “số kiếp con mình” chỉ lấy được vợ khi người ta khó khăn tìm đến và lại lấy vợ ngay thười điểm nạn đói

+ Niềm tủi thân trào dâng, hóa thành nước mắt: “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”

- Nhưng với lòng nhân hậu và bao dung, bà đã chấp nhận người phụ nữ cùng đường làm con dâu

- Từ xót thương, bà cụ chuyển sang cảm thấy “mừng lòng”:Ừ! Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.

+ Câu nói hay: bà cự Tứ chấp nhận rằng tràng và thị đến với nhau do duyên, kiếp chứ không hề đề cập đến việc thị bấy giờ chỉ xem Tràng như chiếc phao cứu sinh không hơn không kém. Từ đó xóa đi mặc cảm giữa Tràng và thị.

+ Bà dùng từ “mừng lòng” chứ không phải vui lòng. Từ ấy vẫn chất chứa nỗi lo lắng trong hoàn cảnh đói kém.

+ Câu nói đã xua tan đi phần nào nỗi âu lo trong lòng người con trai, xóa đi nỗi lo sợ của người con dâu và thổi vào tâm hồn đôi trẻ một luồng gió mới, mở ra hi vọng hạnh phúc

- Nhưng vẫn còn đó niềm thương xót cho con, yêu thương con vô bờ bến: “Biết rằng chúng nó nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”,

“cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”, “Bà cụ nghẹ lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”

- Hôm sau nghe tiếng trống thúc thuế thì quay đi giấu nước mắt để giữ trọn ngày vui cho con mình

.Luận điểm 3: Một người mẹ luôn lạc quan, có niềm tin vào tương lai

- Sáng hôm sau, và vui vẻ, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, nét mặt “rạng rỡ hẳn lên”; bà dậy sớm cùng con dâu quét dọn nhà cửa như để đón chào một cuộc sống mới tươi vui hơn “làm ăn có cơ khấm khá hơn”

- Dặn dò động viên các con tràn đầy lạc quan; đưa ra triết lí “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” để động viên các con

- Trong bữa cơm ngày đói dù ít thức ăn nhưng bà vẫn tươi cười, chuyện trò rôm rả, nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”

- Bà còn nhóm lên hi vọng một cách hóm hỉnh qua nồi chè khoán mà thật chất là nấu từ cám.

- Câu nói của bà về đàn gà: “Tràng ạ. Khi nào có tiền mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”.→ thể hiện sự lạc quan về tương lai, ước mơ con đàn cháu đông của bà cụ dù hoàn cảnh còn khó khăn

 Gợi ra triết lí: nghịch cảnh chưa bao giờ là đối trọng với con người. Để lại bài học “con người trong nghịch cảnh càng không được phép chịu đầu hàng” (Đen Vâu); truyền đi tinh thần vốn có của dân ta “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”

2. Nhân vật Tràng

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)