II. Phân tích tác phẩm
c) Giàu lòng tự trọng, có ý tứ, hiền hậu, biết chăm lo vun vén hạnh phúc gia đình
gia đình
- Trên đường về nhà nếu như Tràng sung sướng, tự mãn thì thị rụt rè, lầm lũi, xấu hổ trước cái nhìn “săm soi”, những lời bông đùa, chỏng ghẹo của lũ con nít, lời ra tiếng vào của người dân. Thị ngượng nghịu, thiếu tự tin “chân nọ bước díu cả vào chân kia…cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt”
→ Ý thức thân phận, mặc cảm - Về đến nhà:
+ Khi thấy gia cảnh của Tràng với “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn chổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở dài”. Đó là sự thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Theo lẽ thì thị hoàn toàn có thể quyết định ra đi để tìm một chàng trai giàu có hơn để nương tựa nhưng vì ý thức được hoàn cảnh của mình cũng như những tình cảm trước đó Tràng dành cho thị cùng với bản chất tốt đẹp, không thực dụng của mình, thị đã quyết định ở lại để cùng Tràng vượt qua khó khăn
+ Khi vào nhà thị e thẹn, dè dặt “ngồi móm” vào mép giường - tư thế ngồi nép, ngại ngùng, e thẹn, lo lắng. Cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ, chào đến hai lần
- Sáng hôm sau:
+ Dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu xếp nhà cửa gọn gàng
+ Trở thành người đàn bà “hiền hậu, đúng mực không còn vẻ già chao chát, chỏng lỏn”
→ ý thức được trách nhiệm của người vợ, người con dâu. Ngoài ra đây còn xuất phát từ những tình cảm mà chị cảm nhận được từ hai mẹ con Tràng đã dành
cho mình
- Trong bữa ăn ngày đói chỉ có “cháo loãng”thì thị vẫn ăn ngon lành, nghe bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui → Góp phần tạo nên không khí gia đình đầm ấm
- Khi phải ăn nồi chè khoán nấu từ cám thì “mắt tối sầm”, đó là sự thất vọng, khó chịu tự nhiên của mỗi người trong hoàn cảnh ấy nhưng sau đó thị hiểu ra ngay vấn đề, và vào miệng ăn ngon lành → Thấu hiểu tình cảm của bà cụ Tứ, chấp nhận cùng vượt qua hoàn cảnh nghèo khổ cùng bà và Tràng
- Đem đến cho Tràng thông tin về đoàn người đói mang theo lá cờ đỏ, đoàn người đi phá kho thóc → Mang lại hi vọng về sự đổi đời cho gia đình
III. Đánh giá
- Bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động, truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau
- Chức năng nhận thức và giá trị hiện thực: xã hội, số phận và tình cảm con người trong nạn đói cũng như tội ác của kẻ thù. Như Balzac đã nói : “Nhà văn phải là
người thư kí trung thành của thời đại”
- Chức năng giáo dục: tinh thần lạc quan dù hoàn cảnh thế nào, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, trân trọng cuộc sống đầy đủ ngày hôm nay
- Giá trị nhân đạo: tố cáo xã hội bấy giờ, cảm thương cho số phận con người, làm nổi bật lên những nét đẹp trong tâm hồn con người bấy giờ và mở ra một cánh cửa hướng về tương lai cho họ. Như Sê-khốp đã nói “Một nghệ sĩ chân chính phải
là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
- Thể hiện sự cảm thông, gắn bó sâu sắc của tác giả với người dân nghèo
IV. Liên hệ
- “Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương! Những thây ma thất thểu đầy đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì... đói!” (“Đói” – Bàng Bá Lân)
- Già trẻ gái trai không còn phân biệt, Họ giống nhau như là những thây ma, Như những bộ xương còn dính chút da
Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí! (“Đói” – Bàng Bá Lân)
V. Nhận định
- “Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng” (Nhà giáo Trần Đồng Minh)