Sông Đà hung bạo, dữ dằn

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 41 - 43)

. Hai khổ thơ tiếp theo viết về sự tin tưởng, thủy chung:

a) Sông Đà hung bạo, dữ dằn

- Âm thanh: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “ặc ặc lên như rót dầu sôi vào”

→ như một sinh vật đáng sợ, nguy hiểm

- Con thuyền nào bị hút xuống thì trồng ngay cây chuối ngược; mươi phút sau mới thấy tan xác → sự nguy hiểm chết người

- Hình ảnh anh quay phim chính là ham muốn của Nguyễn Tuân

- Đẹp: “từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đền vài sải”; “thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh…”

 Thể hiện bản chất tò mò cái lạ, cái đẹp, mong muốn đi tìm cái đẹp, ghi lại cái đẹp và mang cái đẹp đến người đọc của Nguyễn Tuân

 Tự hào vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ

Thác nước

- Ở xa: tiếng thác gầm réo, như oán trách, như van xin, như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo

- Gần: rống lên như một tiếng một ngàn con trâu mộng trong đám lửa cháy - Độ dữ dội như “hùm beo”

 Miêu tả rất đặc biệt (âm thanh nhiều cung bậc, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo), sông nước sinh động như một sinh thể, dữ dội tột cùng (nhân hóa, vật hóa)

Đá

- Bờ đá dựng thành vách, đúng ngọ mới thấy mặt trời, vách đá chẹt lòng sông như cái yết hầu

- “nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè”

- Thạch trận được miêu tả một các đặc biệt cực kì sinh động, như một đội quân có tổ chức, đầy mưu mô xảo quyệt

+ Với những cửa sinh, cửa tự ngặt nghèo mà con sông đã giăng mắc ra để đánh bẫy những kẻ đi ngang qua nó, vô cùng nham hiểm và xảo quyệt.

+ Đá ở đây nghìn năm vẫn mai phục dưới lòng sông, chỉ trực chờ mỗi lần có chiếc thuyền nào mà đi qua khúc sông quạnh quẽ này thì chúng liền “nhổm cả dậy” để vồ lấy thuyền, hòn nào hòn nấy cũng mang bộ dạng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”, hòn đứng, hòn ngồi, hòn lại nằm,...

+ Đá ở sông Đà chọn riêng cho mình một nhiệm vụ, dưới sự phân chia binh pháp của “thần sông thần đá”, lập thành hẳn ba “trùng vi thạch trận”, chỗ thì dàn hàng ngang chặn lối, chỗ lại đứng giữa khiêu khích, dẫn dụ, chỗ thì đòi đánh “giáp lá cà”, chỗ nhảy ra phục kích.

+ Độ dữ dội tăng dần qua từng vòng: vòng đầu tiên bốn cửa tử, một cửa sinh lệch về phía tả ngạn; vòng hai mạnh mẽ độc ác hơn, tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh

lại lệch về phía hữu ngạn; vòng cuối thì bên phải bên trái đều là luồng chết, chỉ có một lối sống duy nhất ngay giữa bọn đá hậu vệ

Thể hiện đúng bản chất thiên nhiên Tây Bắc: rất đẹp nhưng nguy hiểm vô cùng; mỗi khi đối mặt với thiên nhiên là một trận chiến sinh tử

Kiến thức phong phú trong nhiều lĩnh vực, sự quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú, thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa sống động, những câu văn ngắn, kết cấu trùng điệp, cùng với các từ ngữ đặc tả cực hạn của Nguyễn Tuân làm cho con sông Đà hiện lên hùng vĩ, đầy sức sống, hung bạo dữ dằn và rất có hồn, có tâm trạng tính cách như một con thủy quái khổng lồ quẫy mình, là kẻ thù số một của con người Tây Bắc

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)