Đang và sẽ được xây dựng và bảo vệ bởi con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 29 - 36)

Nam

Về phương diện địa lí:

- Những địa danh nổi tiếng của đất nước, những sự vật không chỉ là sản phẩm của tạo hóa tự nhiên vô tri vô giác mà còn chưa đựng trong đó sự đóng góp của bàn tay, phẩm chất của con người:

+ Xuất phát từ sự nghĩa tình, thủy chung mà có “núi Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”

+ Xuất phát từ những sự tích dựng nước và giữ nước bất khuất mà có những sự vật tự nhiên ngày nay như ao, hồ, sông, …

+ Xuất phát từ tinh thần hiếu học, mong muốn xây dựng đất nước mà có “núi Bút”, “non Nghiên”

- Những sự vật sững sừng theo năm tháng ấy như là minh chứng mạnh mẽ cho những tinh thần, phẩm chất và hoạt động của con người Việt Nam

- Tác giả nhắc đến các địa danh dày đặc như niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương - Các địa danh được nhắc đến trải dài Bắc, Trung, Nam như thể hiện sự toàn vẹn,

đất nước toàn vẹn. Đồng thời khẳng định đất nước Việt Nam là một. Như Bác Hồ đã nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

Về phương diện lịch sử:

- Ba câu đầu: Thể hiện cái nhìn khái quát về chiều dài thời gian lịch sử của "Đất Nước". Câu mở đầu “Em ơi em” là lời gọi tha thiết khiến những câu thơ chính luận mang đậm cảm xúc trữ tình.

- Hai câu sau vừa là lời mời gọi, vừa là lời khẳng định lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc: Cụm từ “bốn nghìn năm” khẳng định đầy tự hào về truyền thống lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc

- 15 câu tiếp: Nhân dân làm nên dòng chảy lịch sử cho "Đất Nước".

+ Các danh từ chung như “người người”, “lớp lớp”, “con gái”, “con trai” để đem đến ấn tượng về sự đông đảo vô cùng của nhân dân. Mỗi lớp người là một thế hệ, bốn nghìn lớp người cũng là bốn nghìn thế hệ với vô vàn những người con gái, con trai. Tất cả đều trẻ trung nối tiếp nhau hết thời này đến thời khác. Như Chế Lan Viên đã viết:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”

+ Cụm từ “năm tháng nào” kết hợp với phó từ “cũng” nhấn mạnh ở bất cứ thời điểm nào của lịch sử đều có sự đóng góp của nhân dân.

+ Nhân dân “cần cù làm lụng” trong thời bình như khi đất nước có giặc họ sẵn sàng ra trận. Ở cuộc chiến đấu đó, không chỉ có những người con trai anh dung chiến đấu trực tiếp với quân thù, người phụ nữ xây dựng hậu phương vững chắc. Nhưng không có nghĩa người phụ nữ Việt Nam mềm yếu, không thể trực tiếp đánh giặc: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” – cách nói mượn thành ngữ. Gợi ra biết bao nữ tướng anh hùng của nước nhà từ cổ chí kim như Bà Trưng, Bà Triệu, rồi tới Bùi Thị Xuân, rồi tới nữ tướng Nguyễn Thị Định,…

+ Đặc biệt, tác giả còn nhấn mạnh sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của nhân dân ở cách sống, cách nghĩ “giản dị và bình tâm”.

+ Đại từ “họ” được điệp lại nhiều lần khẳng định sự đông đảo, sự đóng góp vô danh

thầm lặng của Nhân dân.

+ Cặp động từ “giữ… truyền” hơn một lần lặp lại trong đoạn thơ nhấn mạnh sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người, mỗi thế hệ trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là gánh vác việc thế hệ trước giao phó, duy trì phát triển rồi dặn dò, truyền lại cho con cháu tiếp nối.

+ Họ giữ và truyền “hạt lúa”, “ngọn lửa”, thể hiện sự gieo mầm, nuôi dưỡng sự sống kết nối. Đó là hành động bảo tồn, phát huy những kinh nghiệm canh tác của nền văn minh lúa nước. Hành động “truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” thể hiện lối sống nghĩa tình của nhân dân.

+ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói” thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc. Ngôn ngữ là thước đo của nền văn minh, ngôn ngữ tồn tại là vì nhân dân nhưng cũng vì nhân dân và cũng nhờ nhân dân lưu giữ bản sắc, tiếng nói của dân tộc để đất nước được trường tồn bất diệt.

Học giả Phạm Quỳnh từng nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” + “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” gợi đến những cuộc chinh phục đất đai, mở mang bờ cõi. Những người dân vô danh đã lấy tên mảnh đất quê hương xứ sở của mình để đặt cho những miền đất mới. Vì thế, trên suốt chiều dài đất nước hình chữ S này có biết bao tên làng, tên xã trùng nhau. Mỗi mảnh đất đều trở nên thiêng liêng gắn bó.

+ “Họ đắp đập be bờ để người đời sau trồng cây hái trái” khắc họa hình ảnh nhân dân vừa gieo trồng vừa gặt hái để lại những giá trị vật chất và tinh thần cho đời sau.

+ Nhân dân vô danh còn tạo nên truyền thống bất khuất anh hùng cho đất nước: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

- Hai câu cuối đoạn: Lời tổng kết cho tư tưởng "Đất Nước" của Nhân dân.

+ Những khái niệm "Đất Nước", Nhân Dân được viết hoa trang trọng, lặp lại nhiều lần cho thấy sự gắn bó không thể tách rời của nhân dân và đất nước. Cụm danh từ “Đất Nước của Nhân Dân” khẳng định chủ nhân đích thực của Đất Nước bởi Nhân dân chính là người dựng xây, gìn giữ, kiến tạo và bảo vệ Đất Nước nên Đất Nước phải thuộc về Nhân dân. + Câu thơ “Đất Nước của ca dao thần thoại”: Hình ảnh ca dao thần thoại là hình ảnh hoán dụ cho văn hóa dân gian, là nơi lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Nhân dân. Văn học dân gian do nhân dân sáng tạo nên và phản ánh cuộc sống của nhân dân, đến với văn học dân gian cũng là đến với Nhân dân.

Về phương diện văn hóa:

- Tác giả đã chọn ra ba câu ca dao tiêu biểu để gợi ra 3 vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam, cũng chính là 3 nét đẹp văn hóa tiêu biểu” của dân tộc Việt nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- - “Yêu em từ thuở trong nôi/Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”, nét đẹp say đắm trong tình yêu, biết yêu thương những con người ở xung quanh mình.

- “Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, từ đó thấy được vẻ đẹp của lòng biết quý trọng tình nghĩa hơn là những giá trị vật chất tầm thường.

- “Thù này ắt hẳn còn lâu/Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què”, gợi ra vẻ đẹp bền bỉ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ bao đời nay.  Khẳng định một cách mạnh mẽ tư tưởng Đất Nước của nhân dân bởi Đất

Nước là do nhân dân cùng góp công, góp sức làm nên của Nguyễn Khoa Điềm.

III. Đánh giá

- Tác phẩm thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,… Qua đó, giúp người đọc thỏa mãn nhu cầu nhận thức về những thứ to lớn của lịch sử đất nước hay ngay cả những thứ nhỏ bé trong chính tâm hồn mình, giáo dục người đọc về lòng yêu nước

- Đóng góp riêng của đoạn trích là sự nhấn mạnh lý tưởng “Đất nước của Nhân dân” bằng hình thức biểu đạt suy tư qua giọng thơ trữ tình, chính luận. Điều đó làm cho tác phẩm mang tính triết lí cao, mang tầm vóc thời đại, những vấn đề lớn của con người

- Tác giả chắc hẳn phải là một con người gắn bó và am hiểu quê hương cũng như có tâm, có tài trong làm thơ

- Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong việc mà nói như Giáo sư Trần Đình Sử là “đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn đất nước trong chính tâm hồn họ.”

IV. Liên hệ (dùng của Tây Tiến)

V. Nhận định

- “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”

- “Những sợi nganh dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian- đó là một lực hút nữa của đoạn thơ “Đất Nước”… để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm” (Nguyễn Quang Trung)

Sóng

(Xuân Qunh)

I. Tác giả - Tác phẩm

a) Tác giả

- Là người con của thủ đô Hà Nội

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ - Từng làm diễn viên múa, biên tập viên báo

- Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ

- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đầm thắm, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

b) Tác phẩm

- “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điềm (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. In trong tập “Hoa dọc chiến hào”

- Bài thơ ca ngợi tình yêu, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ

II. Phân tích tác phẩm

1. Hai khổ thơ đầu: Đặc điểm của “ sóng” và tình yêu

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

- 2 cặp tính từ tương phản: “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào” >< “lặng lẽ” được

dùng để miêu tả bản chất của “sóng”; ẩn dụ cho tâm trạng thất thường, mâu thuẫn của người con gái đang yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gợi ra tình yêu là thứ tình cảm thất thường, không chắc chắn

- Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng mình: có lúc yêu rất dữ dội, mãnh liệt: “Vì tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên”; nhưng cũng có lúc thu mình lại, lặng lẽ, diệu êm, đầy chiêm nghiệm:

“Có những tình yêu không thể nói bằng lời Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt

Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất

Bởi thứ ồn ào là thứ dễ lãng quên” (Đinh Thu Hiền)

- “không hiểu nổi mình” → “tìm ra tận bể”: Ba hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình. Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng nên nó làm cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thoả sức vẫy vùng.

- “bể”: to lớn, không giới hạn, không bị gò bó, hạn hẹp: gợi ra khát vọng về một tình yêu tự do phóng khoáng không bị gò bó, khống chế: một quan niệm tình yêu tiến bộ cả một người phụ nữ hiện đại; hay đó chính là quá trình đi tìm cảm hứng trong cả tình yêu và ngòi bút của nữ sĩ Xuân Quỳnh

 Sự mạnh mẽ, mãnh liệt trong tình yêu, khát vọng tình yêu cao đẹp, vượt ra những thứ nhỏ bé tầm thường.

“Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”

- Từ cảm thán “Ôi”

- “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế”: chỉ một điều luôn đúng từ xưa đến nay - Xuân Quỳnh khẳng định triết lí tình yêu của mình: tình yêu xưa nay vẫn vậy, ai lớn

lên mà không có một lần yêu: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân Diệu). Đó là thứ tình cảm tất yếu, luôn là khát khao mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người trẻ tuổi như một quy luật muôn đời.

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 29 - 36)