II. Phân tích tác phẩm
c) Phát hiện thứ hai: cảnh bạo lực trong gia đình hàng chà
- Phùng đã chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông đánh vợ
+ Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, khắc khổ, xấu xí, đầy mệt mỏi
+ Một người đàn ông thô kệch, dữ dằn, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, dùng chiếc thắt lưng “quật tới tấp” vào lưng người đàn bà, “vừa đáng vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”
+ Người đàn bà “cam chịu đầy nhẫn nhục”, không hề kêu một tiếng cũng không chống trả hay tìm cách bỏ chạy
+Thằng Phác “như một viên đạn” nhảy xổ vào người đàn ông, đánh trả lại người đàn ông
+ “Lão đàn ông cho thằng bé hai cái tát”
- Thái độ của người nghệ sĩ:
+ như chết lặng, “kinh ngạc”, “cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”
+ Không thể chịu được, “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” → dường như bản chất của một người lính không cho phép anh làm ngơ trước cảnh tượng bạo hành ấy
Phùng không thể ngờ rằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa kia lại là cái ác, cái xấu đến không thể tả nổi
.Ý nghĩa.
- Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa đẹp – xấu, thiện – ác
- Ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người.
- Quan niệm của nhà văn: hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất, đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện được ra bản chất ẩn đằng sau vẻ ngoài đẹp đẽ đó.
2. Nhân vật người đàn bà và câu chuyện ở tòa án