. Hai khổ thơ tiếp theo viết về sự tin tưởng, thủy chung:
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. Tác giả - Tác phẩm
a) Tác giả
- Là người con của cố đô Huế
- Sau khi tốt nghiệp đại học, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ
- Là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí, được đánh giá là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất nước ta” (Nguyên Ngọc)
- Nét đặc sắc trong các sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí, … Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa
b) Tác phẩm
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bút kí xuất sắc được viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên
- Tác phẩm có ba phần, đoạn trích thuộc phần thứ nhất
II. Phân tích tác phẩm
a) Thượng nguồn
- “sông Hương như một bản trường ca của rừng già” →một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mới lạ, cho thấy cái cá tính của tác giả trong việc liên tưởng rất phong phú và mạnh mẽ đậm chất Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- So sánh “như những cơn lốc” + các từ mạnh “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”
→ nhấn mạnh sự hùng tráng của dòng sông
- Nhưng vẫn còn đó chất thơ mộng trữ tình của dòng sông khi chảy qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Giữa cái cảnh sắc ấy dòng sông lại mang những phẩm chất khác hẳn “dịu dàng và say đắm”.
Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng vẫn rất hài hòa tạo nên một vẻ đẹp đa dạng phong phú, một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương giang.
- Nhưng chưa dừng lại ở đó, tự cảm thấy vẫn chưa lột tả hết được cái vẻ đẹp, cái tính cách của dòng sông ở đoạn này, nên nhà văn dùng tiếp một hình ảnh nhân hóa đầy sáng tạo, tác giả so sánh sông Hương giống như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, giống như bộ tộc sống du mục, tự do mạnh mẽ có phần hoang dại, làm ta liên tưởng đến những cô gái với vũ khúc tình tứ, cháy bỏng, say mê lòng người
Dòng sông qua miêu tả của tác giả trở nên có cá tính và tâm hồn khoáng đạt, chính rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến được vùng thượng nguồn con sông, thể hiện
cái sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, cái sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, thể hiện được quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả. - Ra khỏi rừng già thì dòng sông như “chế ngự sức mạnh bản năng”
- Tác giả so sánh vẻ đẹp của sông Hương như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”, mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng đầy trí tuệ, nuôi dưỡng những đứa con xứ Huế, bồi đắp nên nền văn hóa hai bên bờ sông cho cố đô bằng dòng phù sa ngọt ngào, ấm áp
- Sự lặng lẽ chảy, lặng lẽ cống hiến bồi đắp phù sa để hình thành nên nền văn hóa rực rỡ, giống như một người mẹ hiền lúc nào cũng âm thầm, hi sinh chịu đựng Đến đây tác giả đã thực sự thành công khi biến một dòng sông vốn vô tri vô giác,
nay đã trở thành một sinh thể có cảm xúc, có cá tính, biết hi sinh như một con người thực thụ, để lại cho người đọc những ấn tượng vô cùng sâu sắc về dòng sông.
b) Ngoại vi thành phố Huế
- Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn như “người con gái đẹp ngủ mơ màng” → sự liên tưởng tinh tế bằng lối so sánh
- Chuyển dòng liên tục, vòng quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong mềm mại như tấm lụa → một vẻ đẹp mềm mại, yên bình nhưng vô cùng sống động - Như một bức tranh nhiệm màu, đặc sắc, biến ảo, kì ảo khi phản quang ra những
màu sắc khác nhau “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
- Vẻ đẹp trầm mặc: chảy dưới chân những rừng thông u tịch, lăng mộ âm u kiêu hãnh
→ vẻ đẹp độc đáo riêng; vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ
c) Trong lòng thành phố Huế
- Dòng sông vui tươi hẳn lên khi thấy “chiếc cầu trắng - nhỏ nhắn như vành trăng non”
- Uốn một cánh cung rất nhẹ; “dòng sông mềm hẳn đi” như một tiếng “vâng không nói ra của tình yêu” → Vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng, e ấp của sông Hương như
một người con gái Huế bẽn lẽn kín đáo → Cái nhìn rất tài hoa, lãng mạn và giàu liên tưởng của tác giả
- Tác giả sử dụng vốn kiến thức của mình để so sánh sông Hương với những dòng sông khác trên thế giới:
+ Tương đồng: đều là những con sông chảy giữa thủ đô: sông Xen (Pari), sông Đa- nuýp (Budapet)
+ Khác: sông Nêva khi qua thành phố thì chảy nhanh còn sông Hương thì lững lờ trôi đi chậm thật chậm, như một mặt hồ yên tĩnh, như điệu slow, ngập ngừng nửa ở nửa đi → những câu văn giàu tính nhạc về cả hình thức và nội dung hòa vào lòng người đọc, du dương, mềm mại, ý nhị, một sức liên tưởng đầy thi vị, lãng mạn - Sông Hương hòa với trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh → vẻ đẹp lung linh huyền
ảo vào những đêm trăng rằm
- Tác giả liên tưởng những nét tương đồng của cảnh sắc thiên nhiên trong Truyện Kiều và Tứ đại cảnh → vẻ đẹp đầy thi vị
- Sông Hương mang vẻ đẹp của một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya → vẻ đẹp sang trọng rất riêng của cố đô Huế
d) Khi rời thành phố Huế
- Lưu luyến, tiễn đưa với lời thề trung thành với quê hương, xứ sở; giống như lời thề của nàng Kiều với Kim Trọng “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”
→ dòng sông tình tự như một cô gái say đắm, thủy chung
Bằng sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng hợp lí và tình cảm thiết tha với Huế, nhà văn đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa và vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông Hương như một biểu tượng của cố đô thông qua hang loạt các biện pháp so sánh, nhân hóa
III. Đánh giá
- Cái tâm và cái tài của tác giả:
+ Tâm: tình yêu, niềm tự hào tha thiết sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương
+ Tài: kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ, trữ tình, nghị luận, tư duy đa chiều tổng hợp kiến thức triết học, văn, sử, địa; lối hành văn súc tích, mê đắm, tài hoa, tao nhã, đầy chất thơ
- Cho ta nhận thức về vẻ đẹp sông Hương trên nhiều phương diện khác nhau, kể cả những vẻ đẹp tìm ẩn ít ai biết đến như vẻ đẹp hùng tráng ở thượng nguồn chẳng hạn
IV. Liên hệ
- “Dòng Hương in gái duyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn”
(Bích Khuê)
- “Nhịp cầu cong và con đường thẳng Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn)
- “Nếu như chẳng có dòng Hương Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi”
(Huy Tập)
- “Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” (Tế Hanh)
- “Xáng xề sông đổ về xa
Xáng xề phách nhịp đổ qua hồn mình Ai ngâm khúc nhạc cung đình
Để ai thương cả Hoàng thành cỏ rêu” (Thạch Quỳ)
V. Nhận định
- Xin mượn những dòng thơ của Nguyễn Trọng Tạo: "Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
Thèm đọc một đoạn văn hoàng-phủ-ngọc-tường Có ai đó rót chiều vào chén ngọc