Mị trong đêm tình mùa xuân

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 52 - 56)

II. Phân tích tác phẩm

b)Mị trong đêm tình mùa xuân

- Cảnh vật, khung cảnh mùa xuân: những chiếc váy hoa đã được đem ra phơi như những cánh bướm sặc sỡ, đám trẻ chơi quay cười ầm trước sân

- Tiếng sáo vọng lại trong Mị thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát. Tiếng sáo làm Mị nhớ đến những ngày xưa

→Dấu hiệu các giác quan hoạt động trở lại, Mị bắt đầu có cảm xúc trở lại

→ Tiếng sáo như đánh thức Mị, như một cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, vừa là nơi để Mị bám víu nhưng cũng gây nên sự tuyệt vọng

- Mị cũng uống rượu, “uống ừng ực từng bát”: Mị uống rượu không phải với tâm thế của một người tự do, đang vui mà là một người đang mất tự do, buồn. Có thể Mị uống rượu để quên đi hoàn cảnh bất hạnh của mình khi không khí tết đến xuân về đang vây quanh, uống như để nuốt đau khổ, quên đi thật tại. Thế nhưng càng uống ta có cảm giác nỗi đau càng lớn hơn trong Mị, Mị như chẳng say mà còn ý thức được rõ hơn số phận của mình. Như Kiều của Nguyễn Du cũng vậy:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Nhưng cũng từ đó mà Mị ý thức được mình còn trẻ, “Mị muốn đi chơi”. Nhưng thật tại khốn cùng lại không cho phép Mị được làm điều ấy, chưa kể đến việc “Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn ở với nhau”

→ Trong những giây phút tưởng chừng cuộc sống vui vẻ sắp trở lại với Mị thì hình ảnh cái chết lại một lần nữa xuất hiện thông qua hình ảnh lá ngón. Một điều trái ngang thay khi một con người muốn chết để mà được sống.

- Tiếng sáo lại xuất hiện trong tâm trí Mị, kéo Mị khỏi thời khắc bi kịch nhất của lòng mình, thổi bùng lên đốm lửa sống tưởng như đã lụi tàn, héo úa trong tâm hồn Mị

- Xắn mỡ bỏ thêm vào đèn cho sáng: đó là ánh sáng của căn phòng hay chính là ánh sáng đang thắp sáng lại cuộc đời tối tăm của Mị; như báo hiệu một chương mới trong cuộc đời Mị

- “quấn lại tóc”, “lấy váy hoa” bất chấp hoàn cảnh → bản tính mạnh mẽ, khát vọng đi chơi của Mị chính là hình ảnh đại diện cho sự phản kháng

- Nhưng lúc tưởng chừng như Mị đã thắng được sức mạnh của phong kiến thì bị đập tan ngay lập tức

- Mị bị trói nhưng vẫn muốn vùng bước đi theo tiếng sáo → sự mãnh liệt, phản kháng; Mị như không sống ở thực tại, thể xác bị trói buộc nhưng tinh thần thì không - Nhưng Mị vẫn cảm thấy đau, rồi Mị sợ chết, khóc → nhận ra thân phận của mình,

nhận ra không thể chống lại thế lực phong kiến; bên cạnh đó là ý thức được giá trị của cuộc sống. Có một sự đặc biệt chính là khi xưa Mị đã từng sẵn sàng ăn lá ngón để tự tử, nay lại sợ chết. Chính vì Mị nhận ra được sâu sắc giá trị cuộc sống và nhận thức được cuộc sống ngoài kia vẫn còn tươi đẹp biết bao

- Nếu khi trước Mị so sánh mình như con trâu, con ngựa thì giờ Mị nhận ra mình còn không bằng con trâu, con ngựa → nhấn mạnh nỗi đau và hoàn cảnh của Mị - Từ “đi chơi” được lặp lại nhiều lần vừa nhấn mạnh ý thức, thái độ phản kháng của

Mị nhưng cũng là nhấn mạnh nỗi đau  Sự ham sống, khao khát tình yêu của Mị

 Đoạn này chứa những bước chuyển biến quan trọng trong tâm hồn Mị, tạo nên sự hợp lí cho phần sau của truyện mà ở đó Mị đã trở nên mạnh mẽ, cứng rắn hơn

2. Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ

- Ban đầu khi thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay → Cảm xúc của Mị như bị tê liệt, dửng dung, vô cảm, chai sạn trước nỗi đau khổ. Nhưng đây không phải là bản chất của Mị mà là vì việc người bị bắt trói này đã quá thường xuyên xảy ra nơi đây, ngoài ra Mị quá khổ rồi nên đã chai sạn trước nỗi khổ của người khác và Mị cũng biết rằng mình không có khả năng giúp đỡ.

- Nhưng khi Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ thì Mị đã nhớ nỗi đau của mình, nhớ lại câu chuyện khi xưa cũng có người đàn bà bị trói đến chết; từ đó trong Mị có sự đồng cảm, cảm thương với A Phủ. Ngoài ra, bấy giờ lí trí của Mị ý thức được tội ác của bọn thống trị, khác với trước kia Mị nghĩ mình khổ chỉ là do số phận. Giọt nước mắt A Phủ làm tan chảy lớp băng trong lòng Mị

- Ý thức căm hận bắt đầu xuất hiện trong Mị: “Chúng nó thật độc ác”. Càng căm hận, thì Mị càng xót xa cho số phận của Mị và A Phủ

- Rồi Mị lại tưởng tượng cảnh A Phủ bỏ trốn, rồi mình sẽ bị trói thay → Đánh dấu tâm trí Mị đã nghĩ đến việc giải cứu A Phủ nhưng vẫn còn phân vân, suy nghĩ suy xét kĩ càng; phải chăng bản lĩnh ngày xưa của Mị đã trở về

- Hành động cắt dây nguy hiểm, táo bạo, không chần chừ, quyết định nhanh chóng

→ bản tính được hun đúc của Mị

- Câu nói ngắn gọn “Đi ngay” mang tính cấp bách, ẩn trong đó là sự mong muốn A Phủ được tự do và bản lĩnh mạnh mẽ của Mị

- Khi A Phủ chạy xuống núi, Mị nhìn theo. Thấy A Phủ được chạy trên đôi chân tự do của mình. Mị nhanh chóng đưa ra quyết định tự giải thoát cho mình → Lí trí mạnh mẽ, sáng suốt. Đây là suy nghĩ tiến bộ của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ  Những bước chân tự do của Mị và A Phủ như đạp đổ chế độ thần quyền, cường

quyền

- “A Phủ. Cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”

+ Một câu nói có thể xem là dài sau bao nhiêu ngày câm nín của Mị nhưng suy cho cùng lại quá ngắn và súc tích dù chứa đựng cả quãng thời gian dài đày đọa thể xác và tinh thần

 Khát vọng tự do, được sống như con người, tự mình cắt đứt sợi dây trói buộc cuộc đời của Mị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hành động liều lĩnh mở ra con đường hướng về tương lai

 Hệ quả tất yếu, hợp lí cho cả quá trình hun đúc cảm xúc, lí trí từ đêm tình mùa xuân của Mị - hay chính là hành trình tìm lại chính mình

III. Đánh giá

- Bằng giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ đã khắc họa hình ảnh những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, tìm được cuộc sống tự do.

- Chức năng nhận thức về xã hội vùng cao thời đại phong kiến cường hào ác bá như Balzac đã nói: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”

- Chức năng giáo dục

- Tinh thần nhân đạo: tố cáo xã hội bấy giờ, cảm thương cho số phận con người, làm nổi bật lên những nét đẹp trong tâm hồn con người bấy giờ và mở ra một cánh cửa hướng về tương lai cho họ. Như Sê-khốp đã nói “Một nghệ sĩ chân chính phải là

một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”

IV. Nhận định

- Tô Hoài: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không

thể bao giờ quên”

- Nguyễn Văn Siêu: “Văn chương có loại đánh thờ và loại không đáng thờ. Loại

không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”

V nht

(Kim Lân)

I. Tác giả - Tác phẩm

a) Tác giả

- Quê ở xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học rồi làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn

- Ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng

- Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó thiết tha với quê hương và cách mạng. Trong tác phẩm của Kim Lân luôn thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, chất phác và thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.

b) Tác phẩm

- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm lấy cảm hứng sáng tác từ nạn đói Ất Dậu 1945

- Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và lạc mất bản gốc. Sau khi hòa bình lặp lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết “Vợ nhặt”

II. Phân tích tác phẩm

1. Nhân vật bà cụ Tứ: trái tim người mẹ chính là kì quan vĩ đại

Một phần của tài liệu Tổng hợp phân tích tác phẩm Ngữ Văn 12 và ôn thi THPTQG (Trang 52 - 56)