4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuấtngô chất lượng cao tại một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất ngô của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2015 - 2020,nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một diện tích canh tác nên phong trào
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Yên Bái đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ. Những loại cây truyền thống và cũng là thế mạnh của địa phương như: ngô, đậu tương, lạc, khoai tây... được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung. Trong đó, đến đầu năm 2010, cây ngô được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy triển khai trong một thời gian ngắn, nhưng qua thực tế bước đầu cây ngô đã có những kết quả khả quan.
Thí điểm trồng cây ngô tại Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái từ khi được đưa vào thử nghiệm mô hình trồng ngô vụ đông, cây ngô đã được người nông dân trong toàn tỉnh chấp nhận và coi là cây xóa đói nghèo hiệu quả. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo tốt việc quy hoạch mở rộng diện tích trồng ngô. Nhờ đó, cây ngô không chỉ phát triển mạnh ở những vùng đất đai bằng phẳng, giao thông thuận tiện mà đã được đưa lên trồng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong toàn tỉnh. Cây ngô đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần giảm mạnh diện tích lúa nương và tăng hiệu quả sử dụng đất. Nhiều mô hình trồng ngô thâm canh tăng năng suất đã được triển khai và nhân rộng với năng suất trung bình 3,5 tấn/ha, có nơi đạt 5 - 7 tấn/ha. Mặc dù mức đầu tư thâm canh còn thấp, song phù hợp với năng lực đầu tư của người dân. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cây ngô đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội, có ý nghĩa quyết định đến tốc độ phát triển chăn nuôi tại Yên Bái.
Từ việc đưa giống mới, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến đã làm cho sản lượng và chất lượng ngô hàng hóa ngày càng tăng. Tính đến năm 2019huyện có diện tích ngô hàng hóa là 6.140 ha; gần 100% diện tích gieo trồng bằng các giống ngô lai, năng suất bình quân đạt xấp xỉ 3.5 tấn/ha và sản lượng đạt khoảng 22 nghìn tấn. Cùng với tăng nhanh về sản lượng ngô hàng năm, khâu chế biến, bảo quản ngô cũng được hình thành. Các cơ sở chế biến của tư nhân rộng khắp, tạo ra thị trường ngô ngày càng sôi động. Tiêu thụ ngô tại các hộ nông dân cũng rất thuận lợi, bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ các tỉnh đồng bằng nên giá cả rất ổn định.
Với định hướng chuyển đổi một phần diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đã đem lại kết quả tích cực cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Tiềm năng mở rộng diện tích ngô của Yên Bái còn rất lớn cùng với sản phẩm ngô hạt đang có một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Trong những năm qua cây ngô đã khẳng định là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đẩy mạnh việc thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng, chất lượng ngô hàng hóa; quan tâm đặc biệt quy hoạch phát triển sản xuất ngô giống sẽ tạo bước đột phá mới trong chiến lược phát triển cây lợi thế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
1.2.1.2. Kinh nghiệp phát triển sản xuất ngô của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Cây Ngô đặc biệt là Ngô lai đang khẳng định là cây lương thực chính, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Nhiều hộ đã mạnh dạn nhận đất giao khoán để trồng ngô lai. Trong định hướng chuyển đổi các loại hoa màu kém hiệu quả, việc tăng diện tích trồng ngô được Bộ NN&PTNT đặc biệt xem trọng, cùng các địa phương triển khai thực hiện đặc biệt tại tỉnh vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo nhờ trồng giống ngô biến đổi gen.
Khái niệm "ngô cây" và "ngô bắp" ra đời từ việc người nông dân gọi tên để phân biệt phương pháp thu hoạch trong những vụ ngô gần đây ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các hộ đang bán ngô cả cây làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa, thay vì trồng ngô lấy hạt như cách làm truyền thống. Lợi nhuận tăng gấp đôi khiến cho những người nông dân hết sức vui mừng vì cú đúp ngoạn mục này. Trước đây, trồng ngô phải chờ tới lúc ngô chắc hạt, thuê người bẻ ngô, mang tới lò sấy, đóng bao, thậm chí còn phải chi phí chống mối mọt rồi mới có thể bán lấy tiền. Bây giờ ngô tới kì thu hoạch bán tại vườn, bán ngô cả cây, 1 ngàn đồng/kg. Do vậy lợi nhuận gấp đôi mà công sức, chi phí bỏ ra chỉ còn một
nửa. Cây ngô đã góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trồng ngô tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.