Thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức của các hộ trồng ngô trên địa bàn

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75 - 77)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3. Thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức của các hộ trồng ngô trên địa bàn

Hàng năm, người dân Mai Sơn canh tác trồng ngô đều bắt đầu các khâu như: Phát dọn cỏ cây, đốt nương và nhiều công việc khác. Những công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực chất rất vất vả, cực nhọc với bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt gạo, hạt ngô. Vất vả là vậy nhưng thành quả mang lại chẳng được bao nhiêu. Có một cái thực tế mà người nông dân của huyện vẫn

phải gánh chịu là năng suất các loại cây trồng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và còn bị tác động bởi yếu tố môi trường: hạn hán, lũ lụt, gió lốc, …

Do vậy việc lựa chọn những cây trồng mang lại hiệu quả cao được người dân và được các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm. Thực tế đã chứng minh cây ngô là loại cây phù hợp đối với đồng bào các dân tộc của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ngoài các cây ăn quả đã được trồng ở vùng đất bằng phẳng, giàu dinh dưỡng, có nguồn nước tưới tiêu thuận lợi.

3.3.1. Nhng thun li ca các h trng ngô trên địa bàn huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

Huyện Mai Sơn với diện tích đất rộng và mật độ dân số thưa, Mai Sơn có tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tiềm lực về nông nghiệp, trong đó sản xuất cây ngô là tiềm năng trong ngành nông nghiệp của huyện. Đây là loại cây trồng dễ canh tác đặc biệt phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, đất đai hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa màu mở nên phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ canh tác của người dân. Tuy nhiên việc sản xuất ngô chỉ tập trung chủ yếu ở đất màu. Người nông dân sản xuất ngô chủ yếu là để bán ngô hạt khô cho các thương lái nhưng thường bị ép giá và một phần để để phục vụ cho việc chăn nuôi tại hộ gia đình; ngoài ra các sản phẩm phụ từ cây ngô như thân, cùi ngô chưa tận dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi hoặc ủ phân vi sinh để bón lại cho cây trồng mà đốt gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong việc tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng ngô cho người nông dân, các mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống mới của các công ty được triển khai mạnh mẽ nên dần dần người dân cũng đã bắt đầu áp dụng các kỹ thuật canh tác và sử dụng các loại giống mới để đưa vào sản xuất.

Lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù. Trong những năm qua, cây ngô được huyện coi là một trong những cây trồng

chủ lực, mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, là cây giúp cho các hộ nông dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w