Giải pháp phát triển sản xuấtngô tạihuyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 84 - 89)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.5. Giải pháp phát triển sản xuấtngô tạihuyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Để đạt được những kết quả cao hơn trong việc thúc đẩy phát triển cây ngô trên địa bàn huyện, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là: Phát triển sản xuất ngô hàng hóa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô nhằm tiết kiệm được nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng các cánh đồng mẫu, vùng trồng chuyên canh cây ngô; quy hoạch vùng phát triển ngô, đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa giữa các vùng. Phát triển hệ thống giao thông cũng sẽ góp phần giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển ngô.

Mở rộng diện tích ngô theo hướng tăng vụ bằng những giống ngô cho năng suất cao, chịu hạn tốt; khai thác triệt để diện đất có khả năng nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa hoạt động sản xuất trên những diện tích đất có độ dốc cao, và tình trạng ngô xâm lấn đất rừng.

Để hạn chế sự xói mòn và bạc màu của diện tích đất dốc đang được sử dụng trồng ngô, cần khuyến khích, hướng dẫn, chuyển giao tới các hộ dân một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: luân canh cây trồng; trồng xen canh một số loại cây ngắn ngày khác có độ che phủ đất tốt đồng thời có tác dụng cải tạo đất, nâng cao chất lượng đất trồng ngô như lạc, đỗ tương…; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, liều lượng, không dùng tràn lan, dùng sản phẩm rõ nguồn gốc xuất sứ và đặc biệt không dùng thuốc bảo vệ thực vật khuyến cáo hạn chế hoặc không sử dụng, … kiến thiết ruộng bậc thang, canh tác theo đường đồng mức; bón phân cân đối…

Hai là: Các cơ quan chức năng và địa phương là cầu nối tăng cường tiếp cận cho sản phẩm của người nông dân với nhà doanh nghiệp, tập trung huy động và đầu tư nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng cường hỗ trợ về mặt truyền thông và kỹ thuật giúp người dân thay đổi về tư duy và thoái quen sản xuất, áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; đồng thời

có những định hướng, chính sách và các giải pháp kịp thời để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất cho người dân. Khảo nghiệm chọn lựa, xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất những giống ngô mới có năng suất và chống chịu với các yếu tố bất lợi của thời tiết để nhân dân tham quan học tập và nhân ra diện rộng; khuyến khích, hướng dẫn người nông dân một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: trồng luân canh một số loại cây ngắn ngày khác như lạc, đậu xanh, mè và sử dụng các giải pháp đầu tư thay thế phù hợp như phân chuồng, ủ phân phân vi sinh để bón cho cây trồng nhằm góp phần cải tạo đất và thân thiện với môi trường.

Ba là: Có sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm, sự đầu tư tham gia của nhà doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị, đa dạng hóa hệ thống thu mua như vậy người dân sẽ không bị chèn ép giá, hạn chế được rủi ro khi sử dụng đầu vào không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo chất lượng (như giống và phân bón, thuốc trừ sâu..) vì khi đã liên kết với doanh nghiệp, nếu có xảy ra rủi ro thì có sự can thiệp của nhà doanh nghiệp để hỗ trợ một phần cho người nông dân. tăng cường công tác quản lý của nhà nước, chính quyền địa phương về môi trường, thực hiện thanh tra, kiểm thường xuyên các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.

Bốn là: Đưa cơ giới hóa vào một số khâu trong sản xuất ngô để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng. Ngoài ra để giảm tối đa sự ảnh hưởng của xu hướng tăng giá đầu vào trong sản xuất ngô, đặc biệt là giá phân bón. Hộ dân trồng ngô cần tìm và sử dụng các giải pháp đầu tư thay thế phù hợp như: phân chuồng, phân xanh...

Năm là: Nhằm giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản lượng ngô hàng hóa của các hộ dân, cần khuyến khích phát triển hệ thống bảo quản ngô. Hỗ trợ các hộ trồng ngô vay vốn đầu tư xây dựng kho, sân phơi... hoặc hỗ trợ kỹ thuật bảo quản.

Sáu là: Đầu tư nghiên cứu và lựa chọn giống ngô có khả năng chống chịu, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương, khuyến khích hộ trồng ngô mua giống tại các đơn vị cung cấp có uy tín. Đồng thời ở các địa phương cần tư vấn cho người dân lựa chọn những giống ngô tốt có năng suất cao, có khả năng

chống chịu phù hợp với điều kiện đất đai để giảm thiểu mức rủi ro cho người sản xuất.

Bảy là: Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi về vốn trong phát triển sản xuất ngô hàng hóa ở vùng Tây Bắc, các chính sách đó hướng vào: nghiên cứu phát triển giống ngô mới có khả năng chống chịu, năng suất chất lượng cao; phát triển hạ tầng nông thôn; đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho nông dân và cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất...

Tám là: ngoài việc lấy sản phẩm chính từ cây ngô là hạt, cần tận dụng các phế phụ phẩm từ cây ngô để làm thức ăn cho chăn nuôi như dùng thân, lá cây ngô (còn tươi) để ủ chua làm nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò, cùi ngô xay để làm thức ăn cho lợn, trâu, bò,… nhằm để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thông qua kết quả thực hiện đề tài này tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Phát triển sản xuất ngô là quá trình tổng hợp, kết hợp các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: chính sách, khoa học kỹ thuật, vốn, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… Phát triển sản xuất ngô có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Phát triển sản xuất theo chiều rộng là tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Phát triển theo chiều sâu là đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng giống, mạnh dạn đưa giống có năng suất cao vào trồng thử nghiệm và bước đầu nhân rộng để tăng năng suất; cải tiến quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chú trọng công tác khuyến nông để phát triển hiệu quả và bền vững.

Việc trồng ngô mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tăng thu nhập bình quân hàng năm (đối với 03 xã nghiên cứu đạt 36 triệu đồng/người/năm),

đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.

Công tác sản xuất đã gắn với bảo vệ môi trường, về cơ bản dùng thuốc bảo vệ thực vật được bà con nhân dân tiến hành một cách cẩn thận; đã chú trọng đến đảm bảo về liều lượng sử dụng, đã phát động thu gom vỏ lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Đúng thuốc: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải biết rõ loài sâu bệnh cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn bảo vệ thực vật hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển sản xuất ngô trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Kỹ thuật canh tác vẫn chưa thực sự phù hợp. Ngoài ra cũng phải kể đến nhận thức của người dân về phát triển vùng, quy mô sản xuất còn thấp. Sự biến động bất lợi về giá bán đầu ra đã tác động tiêu cực tới tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ. Trình độ nhận thức và tập quán canh tác của đa số nông dân còn hạn chế, nông dân thiếu vốn, thiếu kiến

thức chưa mạnh dạn tham gia chuyển đổi giống mới, kỹ thuật mới vào sản xuất; công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đã được bà con quan tâm, thực hiện tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao và còn một bộ phận nhỏ người dân chưa chấp hành, như: Sử dụng không đúng liều lượng, chưa thu gom vỏ, lọ thuốc sau sử dụng,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn Huyện Mai Sơn bao gồm yếu tố: Yếu tố xã hội (khuyến nông, cơ

giới hóa); Nguồn lực sản xuất của các hộ (Quy mô, nguồn vốn, trình độ học vấn của các hộ); Điều kiện tự nhiên (thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng).

1.2. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất ngô tại huyện Mai Sơn bao gồm: Phát triển sản xuất ngô hàng hóa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Có sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm, sự đầu tư tham gia của nhà doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị, đa dạng hóa hệ thống thu mua; Các cơ quan chức năng và địa phương là cầu nối tăng cường tiếp cận cho sản phẩm của người nông dân với nhà doanh

nghiệp, tập trung huy động và đầu tư nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất; Đưa cơ giới hóa vào một số khâu trong sản xuất ngô để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng; Nhằm giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản lượng ngô hàng hóa của các hộ dân, cần khuyến khích phát triển hệ thống bảo quản ngô; Đầu tư nghiên cứu và lựa chọn giống ngô có khả năng chống chịu, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi về vốn trong phát triển sản xuất ngô hàng hóa; ngoài việc lấy sản phẩm chính từ cây ngô là hạt, cần tận dụng các phế phụ phẩm từ cây ngô để làm thức ăn cho chăn nuôi, ….

2. Khuyến cáo, kiến nghị

2.1. Khuyến cáo đối vi người sn xut

Bên cạnh các hỗ trợ của Nhà nước và địa phương thì các hộ phải năng động, tích cực tìm kiếm các hỗ trợ khác cho mình.

Cần phải luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt và thực hiện tốt quy trình sản xuất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật trong sản xuất...nhằm đạt hiệu quả cao; đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt; bên cạnh đó trong quá trình sản xuất chú trọng, tránh các tác nhân gây hại tới môi trường (đất, nước, không khí).

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất ngô theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w