4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.2.1. Thông tin các hộ điều tra
Theo công thức tính số mẫu điều tra Slovin ta tính được số hộ sản xuất ngôlà 60 hộ tại 3 xã Nà Bó, Chiềng Sung, Cò Nòi đây là những xã có kinh nghiệm và diện tích ngô lớn nhất.
Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Chỉ tiêu 1.Số hộ điều tra 2.Chủ hộ Nam Nữ 3.Tuổi BQ của chủ hộ 4.Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 5. Số khẩu BQ/hộ 6. Lao động BQ/hộ 7. Diện tích sản xuất ngô 8. Năng suất ngô
9. Diện tích sản xuất Lúa nương
10. Năng suất lúa nương
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)
Qua bảng 3.4 ta thấy về độ tuổi trung bình: hầu hết chủ hộ đều có tuổi đời khá cao, trung bình đạt 42 tuổi. Đây là độ tuổi được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Nhóm hộ ở xã Cò Nòi có chủ hộ có tuổi đời cao hơn sao với 2 xã còn lại.
Qua bảng điều tra có thể nhận ra có tới 80% số hộ nam là chủ hộ, các hộ dân đều đa số là người dân tộc thiểu số điều đó cho thấy các hộ dân trồng ngô là
người bản địa. Về trình độ học vấn của chủ hộ thì chủ yếu là chủ hộ có trình độ cấp I và cấp II, trình độ học vấn của chủ hộ cấp I chiếm 46.38% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hộ. Trong nhóm điều tra thì trên 85% chủ hộ có nghề chính là nông nghiệp, còn 10% là làm nghề khác.
Nhân khẩu: Bình quân nhân khẩu cho các hộ là 4,2 người, trong đó xã Nà Bó là 4,12 người, xã Chiềng Sung 4,23 người, xã Cò Nòi là 4,14 người. Lao động: Bình quân lao động cho các hộ điều tra là 2,3 người, trong đó xã Nà Bó là 2,23 người, xã Chiềng Sung2,32 người, xã Cò Nòi là 2,28.Diện tích ngô tại ba xã điều tra bình quân là 1,25 ha/hộ trong đó xã Chiềng Sung có diện tích trồng ngô cao nhất là 1,4ha/hộ và xã Nà Bó là xã có diện tích trồng thấp nhất là 1,05ha/hộ. Năng suất ngô bình quân là 47,2tạ/ha, năng suất lúa nương là 10,23, tại xã Nà Bó là 10 tạ/ha, xã Chiềng Sung là 10,5 tạ/ha, xã Cò Nòi là 10,2 tạ/ha.